Tóm tắt & Review sách Những vết thương thanh xuân – Nhi Thiên

0
152

Tóm tắt & Review sách Những vết thương thanh xuân – Nhi Thiên

1. Giới thiệu tác giả

Tác giả cuốn sách, Nhi Thiên, là một thành viên trong cộng đồng OOPSY, một cộng đồng gồm những người đam mê tâm lí học và tâm lí trị liệu.

2. Giới thiệu tác phẩm

“Những vết thương thanh xuân” là cuốn sách Tâm lý học về những nỗi đau bần thần của tuổi trẻ. Đây là cuốn sách đầu tiên phơi bày những sự thực của thanh xuân mơ hồ, những nỗi đau, thương tổn mà bất kì ai cũng phải trải qua. Cuốn sách giải thích những nỗi đau thanh xuân dựa trên nền tảng tâm lí học, lời giải đó cũng là giải pháp cho nó, cuộc sống từ đó là do chính bạn lựa chọn. Một cuốn sách sâu sắc, mạnh mẽ, như một cái nhìn thông suốt nhất, lột bỏ những lớp vỏ của khổ đau.

3. Mục lục

  • Nỗi nuối tiếc tha thiết vô cùng của thanh xuân
  • Tuổi thanh xuân muôn mặt phiền toái
  • Quá đỗi yêu thương, quá đỗi căm thù, quá đỗi khổ đau

4. Tóm tắt nội dung sách Những vết thương thanh xuân

☆ Nỗi nuối tiếc tha thiết vô cùng của thanh xuân

Qua câu chuyện mà sách chia sẻ thì tóm tắt là: “Ý định làm một việc gì đó không phải chỉ là ý định, mà là động lực của hành vi. Do đó cái trạng thái định làm một cái gì đó thật đầy quyền năng đối với mỗi người. Niềm phần khích hoặc những hoàn cảnh đổi thay hẳn cũng sẽ làm lung lay và phá hủy những bức tường ngăn của hệ thống nhận thức này. Cái sức mạnh của những chuỗi ý định dang dở trỗi dậy và kiên cường một cách phô trương, mà mỗi người một khác nhưng ở từng người đều nhất quyết không dời đổi. Cái nhu cầu khẩn thiết thực hiện hết thảy những chuyện day dứt ấy, làm sao đè nén nó đây, cũng như làm sao có thể ngăn chặn cái bản tính ấu ngẫu và tự nhiên này – càng có những ý định bị đứt quãng dang dở như thế, càng có nhiều những điều chẳng trọn vẹn bao giờ nảy nở lan tràn trong miền ký ức, đè lên và cứ làm ta day dứt ngay giữa những việc ở phải thực thi ở đời … Thanh xuân mà. Những con số còn có nghĩa gì nữa.”

☆ Tuổi thanh xuân muôn mặt phiền toái

Bạn có tin rằng mỗi khi nhìn mặt một người, bạn phát hiện ra một phần của mình ở đó không?

Không chỉ là một phần trái tim khối óc tính cách đâu, mà là “một phần gương mặt bạn”. Thật đấy, vì chúng ta đều được bố trí giống nhau và có cách tương tác các nét trên gương mặt giống nhau, nên chúng ta thường thấy ở người khác một phần của mình, và vui mừng hoặc khó chịu với điều đó.

Bạn biết điều đặc biệt từ Bleuler là gì không?

Ông nhận ra rằng cái “tâm thần phân liệt” ấy không phải là một bệnh, mà là gồm các nhóm bệnh khác nhau, do nhiều nguyên nhân gây ra (cả sinh học và môi trường kết hợp với nhau). Dù vì gì đi nữa, chứng tâm thần phân liệt vẫn có một đặc điểm cực kì đặc biệt mà ta đã nói ngay ở đầu: một chứng bệnh thanh xuân, theo hai nhà tâm thần học khét tiếng Jim Van Os và Shitij Kapur công bố trong bài Schizophrenia đăng trên tạp chí quốc tế Lancet vào năm 2009.

Chốt lại cái chứng mất trí sớm này là khả năng suy nghĩ về thực tại của họ bị lộn xộn tăng cấp, quên nhớ lẫn lộn, toàn thấy ảo giác, nghe thấy tiếng động hay giọng nói không có thật, rối loạn suy nghĩ, hoặc chí ít vô cảm hay thiếu động lực sống, bất ổn trí nhớ. Nếu bạn là một nhà tâm lý trị liệu nhập môn, hãy bắt đầu với ý nghĩ này: nếu có một trong vài triệu chứng này thì sao, chúng có liên quan đến nhau không?

Dĩ nhiên khi nghĩ thế, thật rùng rợn là ít nhất có một phần lớn dân số hay quên, thường huyễn tưởng suy nghĩ vẩn vơ linh tinh, hay tự nghĩ lại trong đầu những gì người khác nói, tưởng tượng ra đủ thứ, suy nghĩ ngày càng thiếu trọng tâm, theo đó ngày càng tách khỏi cuộc sống. Nếu đúng là thế, khốn khổ thay cho tuổi trẻ, đâu là ranh giới giữa triệu chứng và bệnh, và đâu là ranh giới giữa một tình trạng tâm lý và triệu chứng? Nước nhỏ trên đầu ngón tay đã là ướt chưa, tắm mưa đã tính là nhúng nước chưa, nhúng nước đã tính là sũng nước chưa? Đây là một thời đại điên đảo, có lẽ chúng ta đều điên mất.

Truớc khi nghĩ thêm một chút về tất cả những điều này, bạn hãy nhớ đừng nhầm chứng tâm thần phân liệt với rối loạn đa nhân cách.

Đơn giản lắm, rối loạn do nhân cách Multi Personality Disorder – MPD là bệnh lý tâm thần trong đó người ta thường tự cho mình là người khác, có người chứa trong mình đến “300 nhân cách khác nhau”.

Xong rồi, giờ thì đừng nhầm, chúng ta hãy nói chuyện nghiêm túc tiếp. Các nhà tâm thần phân liệt nói gì, tôi không thấy cần đếm xỉa nữa. Việc đầu tiên một nhà tâm lý trị liệu cần làm trước một chứng bệnh tâm lý là: đừng phán xét gì cả, theo nghĩa đen.

Nếu bạn thấy cô bạn đáng yêu, anh chàng thân thiết hoặc người thầy khả kính của mình nói về những “tiếng nói trong tôi”, “một sự xúi bẩy vô hình”, “tôi thấy những điều không ai thấy”, nếu họ nói thật lòng họ sao cứ thờ ơ vô cảm, nếu họ thấy có gì đau đớn cắn rứt muốn phát điên lên vô cớ, thì trước hết hãy tin là: Họ thấy và cảm thấy chúng thật. Bất kể là vì gì mà họ cảm, thấy, nghe, biết thế, thì đó là sự thật của họ, trong giác quan của họ, trí não của họ, tim mạch của họ… Vì nếu ta chẳng tin nhau, thì còn gì để nói nữa đâu.

Vì chúng tôi trẻ, vì chúng tôi không dám oán trách căm hận, chúng tôi phải quên đi, phải tìm mọi cách để sống bình thường.

☆ Quá đỗi yêu thương, quá đỗi căm thù, quá đỗi khổ đau

Nỗi đau có thể phút chốc, có thể lâu dài, nhưng triệu chứng “trái tim tan vỡ”, quả thật đã xảy ra ở rất nhiều nơi trong đô thị, khi nỗi đau không thể nguôi.

5. Cảm nhận và đánh giá sách Những vết thương thanh xuân

“Có thể.. Chúng ta thật ra chỉ là những vết thương thanh xuân, những nỗi đau bần thần tần ngần của tuổi trẻ. Hãy kịp hiểu điều đó, để kịp mạnh mẽ, để không chạnh lòng giữa những ngày đê mê, không đau buồn cả khi tuổi xanh đã qua đi. Khi đó, ta có thể tự nhìn lại mình, dâng tặng sự sống cho điều đích đáng nhất! Những nỗi nuối tiếc thanh xuân ngây ngất. Những ám ảnh thanh xuân không ai hiểu được ngoài chính mình. Và trái tim khi nào cũng chực vụn vỡ vì quá đỗi yêu thương… Đây có lẽ là bài học lớn nhất mình nhận được từ cuốn sách này.

Mình thích Tâm lý học nên rất hào hứng trước khi đọc cuốn sách này nhưng nó khiến mình khá thất vọng. Hình thức của cuốn sách thì không có gì để phàn nàn cách trình bày, tranh ảnh bắt mắt. Nhưng nội dung khá sơ sài, khó thấm mặc dù những chủ đề này nếu được khai thác sâu thì rất hay. Không chỉ vậy mà dịch thuật cũng chưa được tốt lắm, diễn đạt dài dòng hack não người đọc, sách tâm lý nhưng toàn tranh là chủ yếu giống kiểu truyện tranh hơn là sách về Tâm lý học. Trên đây là cảm nhận cá nhân của mình về cuốn sách, mặc dù nó không hợp với mình nhưng biết đâu có thể giúp ích được cho bạn.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Những vết thương thanh xuân

Tóm tắt & Review sách Những vết thương thanh xuân – Nhi Thiên

Cungdocsach.vn

Click to rate this post!
[Total: 6 Average: 4.7]
Cảm nghĩ của bạn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây