Tóm tắt & Review sách Nhập môn Triết học qua 101 câu đố kinh điển – Martin Cohen

0
178

Tóm tắt & Review sách Nhập môn Triết học qua 101 câu đố kinh điển – Martin Cohen

1. Giới thiệu tác giả

Martin Cohen đã tạo dựng được danh tiếng trên toàn thế giới với tư cách một triết gia cấp tiến và nhà tư tưởng độc đáo. Các cuốn sách của ông đã được dịch ra khoảng 20 ngôn ngữ khác nhau, trong đó nổi bật có Philosophy for Dummies và Critical Thinking Skills For Dummies.

2. Giới thiệu tác phẩm

Cuốn sách cần thiết cho bất kỳ ai bước đầu khám phá về triết học, và nhận ra bộ môn này chưa bao giờ thú vị đến thế!

3. Tóm tắt sách Nhập môn Triết học qua 101 câu đố kinh điển

Thẩm phán và án tử

Thẩm phán Dread đã từng gặp nhiều người trái ý mình trước đây, nhưng người này – một người tự phong cho mình là “Triết gia” mặc dù chưa từng nghiên cứu về chủ đề này, đã thực sự khiến anh ta khó chịu.

Dread nói “Ta muốn dạy cho ngươi giá trị của sự trung thực, tù nhân. Ngươi đã bị kết án lừa đảo, và còn nói dối liên tục trước tòa để cố gắng cứu lấy tính mạng khốn khổ của mình. Hừm, công lý giờ đã đuổi kịp ngươi, anh bạn à. Bản án của tòa án này là… (Thẩm phán tạm dừng để tạo kịch tính, đeo một đôi găng tay đen và đội một chiếc mũ đen nhỏ) ngươi sẽ bị đưa đến nơi hành quyết và treo cổ cho đến khi chết… Nhưng, với tư cách một thẩm phán vĩ đại, ta sẽ cho ngươi thêm một cơ hội để tìm hiểu giá trị của sự thật. Nếu vào ngày thi hành án mà ngươi cam kết khai đúng sự thật thì bản án sẽ được giảm xuống còn 10 năm tù. Mặt khác, nếu lời khai của ngươi là sai theo đánh giá của Tổng lãnh Bộ Hình, thì bản án sẽ được thi hành ngay lập tức. Và ta cảnh báo ngươi”, Dread bổ sung khi thấy những lời nói của mình không có tác dụng gì đối với tù nhân, “Ngài Tổng lãnh là thành viên của Câu lạc bộ Đao phủ Thực chứng logic và sẽ bác bỏ mọi điều vô nghĩa siêu hình, vì vậy đừng thử bất kỳ thủ đoạn nào với bà ấy! Được rồi, bây giờ ngươi có một ngày để đưa ra lựa chọn của mình!”

Đến đây, bồi thẩm đoàn vỗ tay hoan hô mức độ nghiêm khắc của bản án, và tất cả mọi người trong phòng xử án đều nhìn bị cáo, vui mừng khi thấy một kẻ thù ác như vậy phải nhận một bản án nặng nề, cùng với việc khai báo sự thật công khai một cách nhục nhã. Nhưng, kỳ lạ thay, “Triết gia chỉ cười khẩy khi bị dẫn đến nhà ngục của tù nhân nhận án tử.

Ngày hành quyết đã đến, và kẻ gian cười rạng rỡ khi ký vào một tờ khai, sau đó nó được giao cho Tổng lãnh Bộ Hình. Bà đọc nó với vẻ hoang mang ngày càng rõ rệt. Sau đó, bà gầm gừ, vò nát nó và ra lệnh rằng tù nhân được trả tự do mà không chịu hình phạt nào.

Người tù có thể nói gì trong tờ khai để tự cứu mình?

Thợ cắt tóc của Hindu Kush

Các nhà cai trị của Hindu Kush rất quan tâm đến vẻ ngoài bảnh bao. Họ ban hành nhiều sắc lệnh về trang phục và vệ sinh cá nhân. Nhưng điều kỳ lạ nhất mà họ từng ban hành được dành cho người thợ cắt tóc của thị trấn.

Họ ra lệnh cho người thợ phải cắt tóc cho tất cả mọi người trong thị trấn, và thông báo rằng bất cứ ai đầu bù tóc rối trong vòng sáu tháng sẽ bị xử trảm. Đổi lại, thợ cắt tóc sẽ được trả công một lượng bạc cho mỗi lần hành nghề. Hơn nữa, để tóc tai được gọn gàng, không một thợ nghiệp dư nào được phép hoạt động, nghĩa là không ai được cắt tóc cho bạn bè của họ. Tuy nhiên, để đảm bảo người thợ không cố gắng kiếm thêm tiền bằng cách cắt tóc cho những người thường tự cắt tóc cho mình, các nhà cai trị đã ra lệnh cho lính gác theo dõi người thợ cắt tóc và chặt tay anh ta nếu anh ta vi phạm quy tác.

Lúc đầu, người thợ cắt tóc rất vui mừng – anh ta mong đợi sẽ kiếm được hàng đống bạc. Nhưng rồi một ý nghĩ ập đến khiến anh ta run lên vì kinh hãi.

Đêm đó, sau khi cắt tỉa tóc tại cả ngày mà không được trả tiền, anh ta đã trốn lên núi, và ở ẩn tại đó trong 20 năm tiếp theo.

Điều gì đã khiến người thợ cắt tóc từ chối cơ hội may mắn của mình và rời khỏi thị trấn đột ngột như vậy?

Vấn đề của Protagoras

Euathlos đã học được từ Protagoras cách trở thành một luật sư, dựa theo một thỏa thuận rất hào phóng, theo đó anh ta không cần phải trả bất cứ khoản học phí nào cho đến khi và trừ khi anh ta thắng vụ kiện đầu tiên của mình. Tuy nhiên, sau khi Protagoras dành ra nhiều giờ để huấn luyện Euathlos, cậu học trò quyết định trở thành một nhạc công và không bao giờ nhận vụ kiện tụng nào, khiến ông rất khó chịu.

Protagoras yêu cầu Euathlos trả tiền, và khi nhạc công trẻ này từ chối, ông quyết định kiện anh ta ra tòa. Protagoras lý luận rằng nếu Euathlos thua kiện, thì Protagoras sẽ thắng, trong trường hợp đó ông sẽ lấy lại được tiền của mình. Hơn nữa, ngay cả khi ông thua, Euathlos sẽ là bên thắng kiện, bất chấp sự phản đối của anh ta về việc đang hành nghề nhạc công, và do đó anh ta vẫn phải trả tiền.

Tuy nhiên, Euathlos lý luận hơi khác một chút. Anh ta nghĩ, “Nếu thua thì mình cũng sẽ thua vụ kiện đầu tiên của mình, mà trong trường hợp đó, thỏa thuận ban đầu sẽ giải phóng mình khỏi nghĩa vụ trả học phí.” Và, ngay cả khi ông thắng Protagoras vẫn sẽ mất quyền thực thi hợp đồng, vì vậy Euathlos sẽ không cần phải trả xu nào.

Cả hai đều không thể đúng. Vậy ai là người mắc lỗi?

Ba câu đố trên rất thú vị, hách não phải không nào. Và có thể tìm câu trả lời cho các câu đố này và rất rất nhiều câu đó khác thì hãy cùng mình tìm đọc ở cuốn sách nhé!

4. Đánh giá sách Nhập môn Triết học qua 101 câu đố kinh điển

Triết học là một hoạt động. Nó thậm chí có thể được coi như một loại thí nghiệm tư duy. Vì vậy, các vấn đề không nên được chấp nhận một cách thụ động, và việc thảo luận lại càng không. Có thể chỉ đơn giản là học vẹt những điều này để có được một nền tảng vững chắc về các kỹ năng triết học và một cơ sở tốt về các dữ kiện triết học – nhưng không phải là thực hành triết học. Vì vậy, bạn sẽ cần phải đọc cuốn sách một cách nghiêm túc, đặt câu hỏi về các giả định, phản biện các lập luận. Đó là dấu ấn của triết gia. Nhưng đó cũng là dấu ấn của những kẻ ngụy biện và mô phạm quá mức. Vì vậy, tôi nên có một lời cảnh báo ở đây.

Dù cuốn sách này khiến bạn đọc liền tù tì, hãy chống lại mọi cám dỗ để đọc nó từ đầu đến cuối theo một kiểu phát cuồng kiến thức. Đặc biệt nhận thức được sự nguy hiểm của việc nghĩ về quá nhiều nan đề cùng một lúc. Thay vào đó, hãy giải quyết các vấn đề một cách nhàn nhã, từng vấn đề hoặc nhiều nhất là theo từng nhóm một. Chúng đã được sắp xếp đặc biệt để nhấn mạnh và tạo điều kiện thuận cho điều này, cũng như cho phép một quá trình phản ánh thể làm cho cuốn sách đáng giá hơn chỉ là tổng các tiểu mục của nó.

Đừng bao giờ cố gắng chia các nan đề thành dạng logic, “biểu tượng” như một người bạn của tôi từng cố làm. Tất nhiên anh ấy đã phát cuồng, và bây giờ chỉ là một người dạy triết học ở một đại học phía Bắc Hoa Kỳ, anh bạn tội nghiệp.

Cuối cùng, đừng lạm dụng các câu đố này với học sinh, con cái hoặc cún cưng của bạn, và lại càng không được quẳng toàn bộ cuốn sách cho chúng để làm bài tập đến phát ngán vì triết học được đón nhận tốt hơn nhiều với một tâm trí háo hức, thay vì là với một tâm trí mệt mỏi và chán chường.

“Nhập môn triết học qua 101 câu đố kinh điển” có thể được hiểu theo những cách khác nhau: hoặc là những vấn đề tính học thuật và thông thường hơn, như những vấn đề cần giải quyết và những điểm cần tiếp thu; hoặc theo cách tốt nhất để sử dụng cuốn sách này cũng như mọi cuốn sách triết học, hãy đọc nó như một cuộc hành trình tri thức, với rất nhiều điều mới mẻ để xem xét, ghi chú, nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ, và lại càng không nên bị khóa chặt vào đó. Theo tinh thần này, nó sẽ giống như phiên bản tốt nhất của sách kiến thức, một chuyến đi mà một khi bạn đã kết thúc nó, bạn thấy rằng bạn chẳng biết hơn là bao so với khi bạn bắt đầu. Thật vậy, bạn có thể biết ít hơn – nhưng cuối cùng bạn sẽ biết một số điều mới mẻ chưa từng thấy.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Nhập môn Triết học qua 101 câu đố kinh điển

Tóm tắt & Review sách Nhập môn Triết học qua 101 câu đố kinh điển – Martin Cohen

Cungdocsach.vn

Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 5]
Cảm nghĩ của bạn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây