Tóm tắt & Review sách Một trái tim nhạy cảm một cái đầu nghĩ nhiều – Monet Mỹ Linh
Mục lục
1. Giới thiệu tác giả
Monet (Mỹ Linh) – Chủ nhân podcast về phát triển bản thân “Monet’s Talk & Touch” với hơn 1 triệu lượt nghe & 20.000 người theo dõi sau 60 tập phát sóng.
Monet tốt nghiệp chuyên ngành Truyền thông Đại học Kinh tế Quốc dân & đang là nghiên cứu sinh Thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học. Monet chia sẻ bản thân là người say mê nấu ăn cho người mình thương, chơi cùng những chú mèo béo và ngắm nhìn thế giới bao la.
2. Giới thiệu tác phẩm
Chứa đựng những lời chia sẻ và kiến thức bổ ích từ chủ nhân podcast phát triển bản thân với hơn 1 triệu lượt nghe Monet’s Talk & Touch, cuốn sách “Một trái tim nhạy cảm, một cái đầu nghĩ nhiều” sẽ giúp bạn đón nhận sự nhạy cảm một cách tự nhiên như chúng vốn là, giúp bạn điềm tĩnh làm quen, làm thân và làm lành với phiên bản nhạy cảm bên trong mình.
3. Tóm tắt nội dung sách Một trái tim nhạy cảm một cái đầu nghĩ nhiều
Hở tí là khóc
Thi thoảng, chúng ta cho rằng người dễ khóc là người quá nhạy cảm. Dễ khóc thường được gắn với sự yếu đuối, mong manh. Nó luôn được liệt kê đầu tiên khi con người nói với nhau về sự nhạy cảm. Và dường như, khóc nhiều thì không tốt. Nhưng tôi tin rằng ý nghĩa thực sự của nước mắt không chỉ có vậy.
Khóc là một phản ứng phức tạp của cơ thể và tâm trí. Bản thân việc khóc thành dòng cũng là nét đặc trưng của loài người. Nó có nhiều điểm hạn chế nhưng cũng không thiếu những điều thú vị, tốt đẹp.
Nước mắt của hạnh phúc
Không phải lúc nào buồn tủi, chúng ta mới khóc. Có những lúc chúng ta khóc vì niềm hạnh phúc quá lớn ập đến hay đơn giản là vì những ấm áp bất ngờ.
Khóc cho chính mình đâu cần khóc cho ai?
Người ta bảo: Chẳng việc gì phải rơi nước mắt vì kẻ không xứng đáng. Tôi lại nghĩ: Khóc là khóc xả cho mình nhẹ lòng, đâu phải cho ai?
Thật may, nước mắt còn có thể rơi!
Nhiều người không phải kìm nén nước mắt mà là “muốn khóc nhưng chẳng thể khóc nổi”. Họ thấy bản thân trơ lì và thèm được một lần khóc tức tưởi. Người khác thì cho rằng họ quá dửng dưng, không có trái tim, không biết thương yêu. Thi thoảng, họ thấy nghèn nghẹn nơi sống mũi, nước mắt chảy vài dòng rồi tự ngưng. Cái sự rấm rứt đôi chút đó chỉ làm họ thấy mệt mỏi và tuyệt vọng. Nó chẳng giải tỏa được điều gì. Đến cách giải tỏa con người nhất, họ cũng khó lòng thể hiện. Vậy mới thấy, thật may, nước mắt còn có thể rơi!
Hội chứng mù cảm xúc
Những người mắc hội chứng này thường không thể nhận biết hay phân biệt cảm xúc của bản thân. Họ không thể diễn đạt hay nhìn rõ lý do của các cảm xúc: căng thẳng hay lo âu, tức giận hay đau khổ, ghét bỏ hay áy náy. Họ chỉ thấy “mệt lắm rồi” hoặc “phát điên lên”. Mỗi lúc như vậy, họ đóng băng toàn cơ thể, không một phản ứng nào biểu lộ ra ngoài. Chính bởi vậy, những người này cũng gặp khó khăn trong việc thấu hiểu và kết nối với cảm xúc của người khác.
Họ “không thể khóc”, không phải kìm nén nước mắt mà là “muốn khóc nhưng chẳng thể khóc nổi. Họ thấy bản thân trơ lì và thèm được một lần khóc tức tưởi. Người khác thì cho rằng họ quá dửng dưng, không có trái tim, không biết thương yêu. Thi thoảng, họ thấy nghèn nghẹn nơi sống mũi, nước mắt chảy vài dòng rồi tự ngưng. Cái sự rấm rứt đôi chút đó chỉ làm họ thấy mệt mỏi và tuyệt vọng. Nó chẳng giải tỏa được điều gì. Đến cách giải tỏa con người nhất, họ cũng khó lòng thể hiện. Vậy mới thấy, thật may, nước mắt còn có thể rơi!
Đứa trẻ hiểu chuyện thường không có kẹo ăn!
Hẳn bạn từng nghe đến câu: “Đứa trẻ hiểu chuyện thường không có kẹo ăn!” Câu nói này cảm thán cho những đứa trẻ luôn biết nghĩ cho người khác. Chúng luôn nghe lời, không phàn nàn, không trách móc, không kháng cự. Chúng ngoan ngoãn đến mức đau lòng, chưa một lần đòi hỏi bất cứ điều gì cho bản thân. Chúng chấp nhận chịu phần thiệt, miễn sao người chúng yêu thương được vui vẻ, thoải mái.
Những đứa trẻ như vậy, quả thật, không có kẹo ăn. Món ngon món bổ, chuyện to chuyện bé, đều phải nhường cho người khác. Đến tình yêu của bố mẹ, ông bà hay người thương, chúng cũng không thể nhận trọn vẹn. Nhưng đối với tôi, đứa trẻ không có kẹo ăn đó chỉ được phép ở lại trong quá khứ. Tôi vẫn tiếp tục làm đứa trẻ hiểu chuyện ở hiện tại và tương lai. Nhưng thay vì hiểu người khác trước khi hiểu bản thân, tôi chọn làm ngược lại. Đứa trẻ hiểu chuyện ngày trước chỉ sợ người khác đau lòng, giờ sợ bản thân đau lòng hơn. Không phải tôi trở nên ích kỷ mà tôi chọn một con đường khác, vừa dỗ dành em bé năm xưa, vừa trả bình yên thật sự cho người mình yêu quý.
Lợi thế của một đứa trẻ hiểu chuyện nằm ở khả năng thấu hiểu. Yếu điểm của nó nằm ở việc khó thừa nhận và nói ra. Nếu phát huy lợi thế và khắc phục yếu điểm, đứa trẻ hiểu chuyện ắt sẽ có quà.
4. Đánh giá sách Một trái tim nhạy cảm một cái đầu nghĩ nhiều
Một cuốn sách không chỉ dành cho người nhạy cảm! Mình khá ấn tượng với cuốn này nha, những câu chuyện hay, cảm động lại còn là những câu chuyện có thực của chính tác giả, của những người bạn, những thính giả nghe podcast của Monet nên càng khiến mình khó quên hơn.
Một cuốn tâm lý khá nhẹ nhàng, đan xen cả câu chuyện, kiến thức tâm lý và bài luyện tập mà tác giả chia sẻ.
Gấp lại cuốn sách, bản thân mình nghĩ ai chẳng có phần nhạy cảm, mong manh trong mình, nên hãy bình tĩnh đón nhận và làm bạn với nó nhé!
Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha |
Tóm tắt & Review sách Một trái tim nhạy cảm một cái đầu nghĩ nhiều – Monet Mỹ Linh