Tóm tắt & Review sách Một Ngày Của Tôi Có 48 Giờ – 12 Thói Quen “Healthy & Balanced” – Anh Tuan Le
Mục lục
1. Giới thiệu tác giả
Tác giả của cuốn sách “Một ngày của tôi có 48 giờ” là Anh Tuan Le. Anh là quản lý của dự án hướng nghiệp cho trung tâm UNESCO-CIC. Đồng thời anh cũng từng làm communication Team Leader tại Bảo tàng Dân tộc Việt Nam và hỗ trợ các chương trình dành cho sinh viên như: YouthSpeak của AIESEC, VietAbroader Career Conference, …
2. Giới thiệu tác phẩm
Tác phẩm “Một ngày của tôi có 48 giờ” được xuất bản vào 10/7/2020, bởi NXB Hà Nội và công ty phát hành Skybooks. Trong cuốn sách, tác giả trẻ Anh Tuan Le chia sẻ về cách tạo dựng 12 thói quen “healthy & balanced”, giúp bạn từng bước thay đổi giao diện bản thân và nâng cấp chất lượng cuộc sống. Giới thiệu về tác phẩm, Anh Tuan Le có chia sẻ rằng cuốn sách này được viết dựa trên những trải nghiệm cá nhân của bản thân anh, có tham khảo các tài liệu khoa học, chứ không thuần túy là một cuốn sách khoa học với rất nhiều dẫn chứng, số liệu. “Một ngày của tôi có 48 giờ” cũng không phải là một cuốn sách về quản lý thời gian mà nó sẽ là cuốn sách giúp bạn yêu bản thân đúng cách.
3. Mục lục
- Lõi 1: Hiểu rõ mình đang có gì trong tay
- Lõi 2: Ghi chép và suy ngẫm
- Lõi 3: Bắt đầu thật nhỏ
- Lõi 4: Trả tiền cho thầy khi cần
- Thói quen 1: Chuyện giấc ngủ
- Thói quen 2: Tắm nước lạnh buổi sáng
- Thói quen 3: Làm việc tập trung
- Thói quen 4: Đọc sách
- Thói quen 5: Quản lý tài chính cá nhân
- Thói quen 6: Thiền, biết ơn
- Thói quen 7: Thể dục và dinh dưỡng
- Thói quen 8: Học ngoại ngữ
- Thói quen 9: Giao tiếp đúng (lắng nghe)
- Thói quen 10: Detox mạng xã hội và tin tức
- Thói quen 11: Sống tối giản
- Phụ lục 1: Tớ đang dùng những ứng dụng nào để làm việc hiệu quả?
- Phụ lục 2: Đọc gì trên internet cho đỡ đau đầu
4. Tóm tắt nội dung sách Một ngày của tôi có 48 giờ
Trong phần tóm tắt này, mình xin phép chỉ điểm qua những phần chính của một vài thói quen “healthy & balanced”. 12 thói quen trong cuốn sách “Một ngày của tôi có 48 giờ” đều được tiến hành bằng 3 câu hỏi là: what?, how? và Why? Nếu “What”, “How” cung cấp cho ta công cụ và cách thức để hỗ trợ bản thân thực hiện một thói quen thì “Why” sẽ giải thích cho ta hiểu tại sao mình lại chưa thực hiện được thói quen này hay tại sao ta lại thất bại khi thực hiện thói quen ấy. Không dông dài nữa, chúng ta cùng bắt đầu nhé!
Thói quen 1: Chuyện giấc ngủ
Tại sao lại cần phải ngủ?
Chất lượng giấc ngủ của chúng ta đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tinh thần, thể chất và cả chất lượng cuộc sống tại thời điểm mình thức.
Cách tốt nhất để biết được số giờ ngủ phù hợp với bản thân là liên tục ghi lại số giờ ngủ của mình trong một tuần hoặc một tháng. Bắt đầu nằm lên giường vào một giờ cố định vào buổi tối, không cần hẹn chuông báo thức và xem mình sẽ thức dậy vào lúc mấy giờ. Nhớ là không được ngủ nướng khi đã thức dậy nhé!
Làm sao để biết mình đã ngủ đủ chưa?
Một số triệu chứng của việc thiếu ngủ
- Cần có báo thức mới dậy đúng giờ được
- Cảm thấy uể oải vào buổi chiều
- Khi làm việc/ đi học cứ thèm ngủ
- … (tác giả còn liệt kê ra nhiều triệu chứng khác)
Làm sao để đi ngủ sớm hơn?
Nguyên tắc thói quen
- Nghe âm nhạc nhẹ nhàng
- Lên giường trước giờ dự định một tiếng
- Tập thể dục
- Không rượu, không cà phê, không nước ngọt
- Tưởng tượng ra khung cảnh hạnh phúc
- Tắt mọi màn hình 30 phút trước khi ngủ
- Tập thiền
Làm sao để thức dậy sớm hơn?
- Phải giải quyết xong bước báo thức
- Tạo ra môi trường thoải mái
- Để dành phim và facebook vào sáng sớm
- Tham gia một cộng đồng dậy sớm
- Bạn nên tập dậy vào một giờ cố định trong một tháng
- Nên có một chuỗi các hoạt động quen thuộc vào buổi sáng
Thói quen 4: Đọc sách
Đọc như thế nào để học được nhiều?
- Đọc có mục đính
- Đọc xong chia sẻ kiến thức cho người khác
- Ghi chú, chụp lại, viết lại những thứ đã đọc được
- Tưởng tượng những gì mình đang đọc
- Áp dụng ngay điều đã đọc được
Cách để nhớ nhiều nhất những gì đã đọc
Chuẩn bị: Sử dụng Google Drive để tạo một kho lưu ý tưởng
- Bước 1: Đọc rồi đánh dấu những điều hay ho
- Bước 2: Thu hoạch những tinh túy trong sách
- Bước 3: Chỉnh sửa lại để tinh túy hơn
- Bước 4: Ghi nhớ
- Bước 5: Sắp xếp lại lần cuối
Thói quen 5: Quản lý tài chính cá nhân
Kiểm soát tâm lý chi tiêu
- Cố gắng tránh xa quảng cáo
- Tự động hóa
- Đọc thêm các sách về thiền
- Đợi sau ba tuần mới mua món đồ mình thích
Chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được
Làm sao để tiêu ít hơn?
- Nếu bạn thích một món đồ, hãy đi ngủ
- Tìm hiểu xem món đồ đấy tốn bao nhiêu giờ làm việc
- Tập chung hoàn thành khoản tiết kiệm
- Kiểm tra xem mình có đang bị lọt tiền ở đâu không
- Lên kế hoạch ăn uống thật cẩn thận
- Để thẻ ở nhà
- Đừng dùng thời gian rảnh rỗi đến trung tâm thương mại.
- …(tác giả còn liệt kê ra nhiều biện pháp khác)
Làm sao để kiếm thêm tiền?
Ngoài việc đi làm tám tiếng mỗi ngày ở công ty, có vô vàn cách để kiếm thêm tiền. Chỉ cần gấp cuốn sách này lại, ra đường tóm một người bất kỳ đã đi làm và hỏi, kiểu gì cũng được bày cho một đống phương pháp.
Tiêu tiền cho bản thân đầu tiên
Tại sao cần trả cho bản thân đầu tiên
- Bạn đang ưu tiên cho việc tiết kiệm
- Bạn bắt đầu xây dựng một thói quen tài chính tốt
- Bạn chuẩn bị tiền cho các khoản khẩn cấp
Làm sao vượt qua trở ngại của việc tiết kiệm
- Chiến lược 1: Giảm thiểu các khoản tiêu và tiết kiệm dư ra
- Chiến lược 2: Bắt đầu nhỏ
- Chiến lược 3: Tiết kiệm các khoản thu nhập ở ngoài
Tạo quỹ khẩn cấp
Việc có quỹ khẩn cấp sẽ giúp bản thân mỗi người tụi mình luôn ở trong trạng thái yên tâm về vấn đề tiền bạc, không bị áp lực khi có một cuộc khủng hoảng xảy ra và cũng tự tin hơn trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến tiền.
Khoản chi bất ngờ
Mất đi một khoảng thu nhập – Các bước để xây dựng một quỹ khẩn cấp
- Bước 1: Tính toán xem bạn cần chi tiêu cơ bản bao nhiêu tiền mỗi tháng
- Bước 2: Mở một tài khoản tiết kiệm
- Bước 3: Cài đặt chế độ tự động chuyển một phần lương sang tiết kiệm
Quy tắc 50/20/30
- 50% cho các chi tiêu thiết yếu
- 20% cho các mục tiêu tài chính. Đại loại là tiền tiết kiệm, tiền đầu tư
- 30% cho các chi tiêu cá nhân
Hiểu về tiền lương
Một số ứng dụng quản lý tài chính cá nhân: MoneyLover, Wunderlist, Google Keep, Momo, …
Thói quen 8: Học ngoại ngữ
Làm sao để tự học ngoại ngữ
Nếu bạn có một cái máy tính hoặc ít nhất là một cái smartphone có thể kết nối mạng thì chắc chắn là có thể tự học được.
- Lên Youtube tìm những video nói bằng ngôn ngữ mà bạn đang học
- Đương nhiên cần đọc và viết bằng ngôn ngữ mới mỗi ngày
- Tải Podcast hoặc audio nói ngôn ngữ bạn đang học, lúc rảnh rỗi
- Thay đổi ngôn ngữ của trình duyệt, điện thoại, game mình đang chơi sang thứ ngôn ngữ mình đang học
- Nghe nhạc và học lời của bài hát đấy
- Lên Facebook và tìm những nhóm học ngoại ngữ hoặc tự lập một nhóm gồm vài đứa bạn cũng được
Một số ứng dụng học ngôn ngữ: Duolingo, Memrise, Babbel
Thói quen 10: Detox mạng xã hội và tin tức
Các điểm tiêu cực của mạng xã hội
- Tốn thời gian
- Đọc quá nhiều tin tiêu cực khiến ta nghi ngờ nhiều hơn, ít đi niềm tin vào mọi chuyện đang xảy ra ngoài xã hội
- Dính phải quá nhiều quảng cáo, kích thích bản thân mua sắm, thế là tốn tiền
Hoàn toàn bỏ Facebook hay một trang mạng xã hội nào đó thì hơi cực đoan và không cần thiết. Thế nên thay vì lựa chọn cực đoan hãy xây dựng cho mình một số phương pháp để tiết chế giảm thiểu.
- Tạo một khung giờ cố định dành cho mạng xã hội
- Tắt hết và giấu đi
- Không bàn, không giường
- Tắt toàn bộ thông báo trên điện thoại
- Tạo kỳ nghỉ Facebook
- Bốn tiếng kiểm tra Facebook một lần
- Màu trắng đen
- Khóa tài khoản Facebook
5. Cảm nhận và đánh giá sách Một ngày của tôi có 48 giờ
“Một ngày của tôi có 48 giờ” là một cuốn sách hay, đáng trải nghiệm và nên có trong góc đọc. Về hình thức, cuốn sách có bìa đẹp hút mắt, tựa hay. Về nội dung, tác phẩm có bố cục rõ ràng, dễ hiểu, 12 thói quen tác giả chia sẻ đều là những vấn đề nóng và phổ biến. Nội dung được tác giả rút ra từ những trải nghiệm thực tế và có tham khảo các tài liệu nên mang tính khoa học chính xác. Cuốn sách phù hợp nhất cho độ tuổi 18-25, tuy nhiên trên hay dưới một chút đọc thì vẫn có thể thấy phù hợp. Nếu bạn đang tìm một cuốn sách khoa học với rất nhiều dẫn chứng, số liệu thì mình e rằng đây không phải là một sự lựa chọn phù hợp. Nhưng nếu bạn đang muốn tìm kiếm một cuốn sách dạng kể chuyện, đúc kết từ những kinh nghiệm của một người đi trước để rút ra kinh nghiệm cho chính bản thân, cũng như giọng văn nhẹ nhàng không quá nghiêm túc thì có lẽ đây sẽ là cuốn sách phù hợp với bạn.
Hi vọng đến với cuốn sách bạn có thể biết cách tạo lập những thói quen tốt để quản lý bản thân, tận hưởng mọi khoảnh khắc trong cuộc sống, cân bằng giữa công việc, gia đình, tình yêu, không gian riêng và tỉ tỉ mối quan tâm của bạn trong đời và đặc biệt là biết yêu bản thân đúng cách.
Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha |
Tóm tắt & Review sách Một Ngày Của Tôi Có 48 Giờ – 12 Thói Quen “Healthy & Balanced” – Anh Tuan Le