Tóm tắt & Review sách Không diệt không sinh đừng sợ hãi – Thích Nhất Hạnh
Mục lục
1. Giới thiệu tác giả
Thích Nhất Hạnh (tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo) sinh ngày 11/10/1926 tại Thừa Thiên – Huế. Ông là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội và là người vận động cho hòa bình người Việt Nam.
Xuất gia theo Thiền tong vào năm 16 tuổi, trở thành nhà sư năm 23 tuổi, ông đã cho thấy sự minh tuệ của mình, đặc biệt là khi đưa ra khái niệm “Phật giáo dấn thân” trong cuốn sách Vietnam: Lotus is a Sea of Fire.
2. Giới thiệu tác phẩm
Không diệt không sinh đừng sợ hãi được xuất bản năm 2018 bởi NXB Hội Nhà Văn. Với tựa sách mang lại một niềm ấm áp không thể nói thành lời, cuốn sách đã thu hút sự chú ý của nhiều bạn đọc.
Đến với Không diệt không sinh đừng sợ hãi, mọi sự đều là vô thường, hãy để tâm hồn bạn tự do và bình an, dũng cảm vén lên bức màn để ánh sáng soi rọi nỗi sợ sâu thẳm trong bạn.
3. Mục lục
- Ta từ đâu tới? Ta đi về đâu?
- Cái sợ đích thực
- Thực tập nhìn sâu
- Chuyển hóa khổ đau và sợ hãi
- Bắt đầu lại
- Địa chỉ của hạnh phúc
- Tiếp tục biểu hiện
- Sợ hãi, chấp nhận và tha thứ
- Sống cạnh người hấp hối
4. Tóm tắt nội dung sách Không diệt không sinh đừng sợ hãi
Ta từ đâu tới? Ta đi về đâu?
Nỗi sợ hãi lớn nhất của nhiều người là khi chết đi, họ sẽ trở thành “không”, thành hư vô. Họ tin rằng cuộc đời bắt đầu từ lúc chào đời và kết thúc khi ta chết. Nhưng Bụt có cái nhìn rất khác về cuộc đời, ngài hiểu rằng sống và chết là ý niệm không có thực. Một khi ta hiểu rằng mình không bị hủy diệt thì ta sẽ không còn lo sợ. Đó là sự giải thoát.
Cái sợ đích thực
Chúng ta sợ chết, sợ chia lìa và sợ trở thành hư vô. Người phương tây rất khi nghe nói về sự trống rỗng cũng rất sợ. Nhưng trống rỗng chỉ là sự vắng mặt các ý niệm, nó cùng với “không” không có nghĩa trái ngược với sự sinh tồn, không có nghĩa là hư vô hay không còn gì hết.
Thực tập nhìn sâu
Tất cả các giáo pháp chính thống của đạo Bụt đều có ba yếu tố căn bản gọi là Tam pháp ấn, gồm: vô thường, vô ngã và Niết bàn.
- Vô thường là nhìn vào thực tại trong khía cạnh thời gian, có nghĩa là mọi sự đều thay đổi, không có sự vật nào bất biến trong hai thời điểm nối tiếp nhau.
- Vô ngã là nhìn trong bình diện không gian, có nghĩa là trống rỗng, một thuật ngữ trong Phật giáo có nghĩa là không có tự tánh độc lập.
- Khi bạn học hỏi và hành trì giáo pháp này của Bụt, bạn không còn bị kẹt, bạn đạt tới sự tự do không còn đau khổ sợ hãi nữa. Đó là Niết bàn.
Chuyển hóa khổ đau và sợ hãi
Khi bạn mất một người nào và bạn than khóc nhiều quá, thì xin hãy nghe lời gọi của Bụt. Nhìn cho sâu để nhận ra bản chất vô sinh bất diệt, không tới không đi của người bạn thương. Đó là giáo pháp của Bụt dạy về bản chất thật sự của chúng ta.
Bắt đầu lại
Theo giáo pháp và trong các lý giải Phật giáo, chúng ta đều có chung nhau bản chất vô sinh bất diệt, kể cả các loài vật, cây cỏ và đất đá cũng vậy. Vào mùa Đông, ta không thấy hoa hay lá hiện hữu, nhưng thực chất chúng đã ở một chỗ nào đó, dưới một hình thức biểu hiện khác. Đến mùa Xuân, tất cả các sinh vật đó lại biểu hiện ra.
Địa chỉ của hạnh phúc
Chỉ khi người ta tự do thì mới có hạnh phúc. Mức độ tự do của bạn còn phụ thuộc vào mức độ tự do mà trong tâm bạn có. Tự do ở đây không phải là tự do chính trị. Tự do là sự vượt thoát khỏi những tiếc nuối, sợ hãi, lo âu và buồn phiền. “Đã về, đã tới, bây giờ, ở đây”.
Tiếp tục biểu hiện
Chúng ta chuyển hóa và tiếp tục biểu hiện ở những hình thái khác nhau vào mọi lúc. Tất cả các lời nói, tư tưởng và hành động của bạn đều đi theo đủ mọi hướng. Nếu bạn nói câu nào tử tế, tư tưởng đúng và hành động đẹp thì chúng cũng đi theo nhiều hướng, và bạn cũng đi theo hướng với chúng.
Sợ hãi, chấp nhận và tha thứ
Phép thực tập địa xúc (lạy xuống sát đất) có thể giúp ta tiếp xúc được với bản chất vô sinh bất diệt. Địa xúc là phép thực tập rất sâu có thể giúp ta chuyển hóa sợ hãi, nghi ngờ, thiên kiến và giận dữ.
Sống cạnh người hấp hối
Khi bạn sắp chết, có lẽ bạn không tỉnh thức gì mấy về cái thân mình. Bạn có thể bị tê bại, và bạn bị kẹt vào ý niệm cái thân ấy là bạn. Bạn bị kẹt vào ý tưởng là khi thân đó chết thì bạn cũng bị diệt. Vì vậy mà bạn sợ hãi. Thế nhưng, không nên đồng hóa bạn với cái thân này. “Thân này không phải là tôi. Tôi không kẹt vào nơi thân ấy. Tôi là sự sống thênh thang.”
5. Cảm nhận và đánh giá sách Không diệt không sinh đừng sợ hãi
Dựa vào những kinh nghiệm dày dặn của mình, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết lên cuốn sách với tựa đề Không diệt không sinh đừng sợ hãi. Qua những lời dạy của Bụt, thầy Nhất Hạnh đã giúp chúng ta được giải thoát khỏi những nỗi sợ về ý niệm sinh tử, đến và đi, bản thể vĩnh viễn và sự hủy diệt. Chúng ta không hề biến mất, chúng ta chỉ thay đổi biểu hiện của mình.
Không diệt không sinh đừng sợ hãi phù hợp cho nhiều đối tượng độc giả. Cuốn sách khiến ta trân trọng vận mệnh của bản thân, thấu hiểu giá trị to lớn của tình yêu thương và dạy ta cách nhìn sâu vào vấn đề, từ đó hiểu được bản chất thật sự của sự sống và cái chết, những điều sinh ra nỗi sợ hãi và đau khổ. Cuốn sách này sẽ là liều thuốc chữa lành cho trái tim và tâm hồn bạn những lúc phải chịu tổn thương.
Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha |
Tóm tắt & Review sách Không diệt không sinh đừng sợ hãi – Thích Nhất Hạnh