Tóm tắt & Review sách Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh – Nobuyuki Takahashi

0
326

Tóm tắt & Review sách Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh – Nobuyuki Takahashi

1. Giới thiệu tác giả

Tác giả cuốn sách Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh, ông Nobuyuki Takahashi, từng là một nhà viết quảng cáo, làm trưởng phòng chế tác trong một công ty. Ông từng có thời gian lập kế hoạch và tư vấn, nghiên cứu cho các công ty. Những tác phẩm quen thuộc của Takahashi có thể kể tới như Cưỡi Thuyền Ngược Gió, Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh hay Linh Hồn Quảng Cáo.

2. Giới thiệu tác phẩm

Mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều trải qua hai giai đoạn: “ý tưởng” và “ngôn từ hóa” ý tưởng đó. Do đó, những người làm trong doanh nghiệp cần phải nắm vững nghệ thuật sử dụng ngôn từ để có thể truyền tải một cách trọn vẹn toàn bộ ý tưởng của doanh nghiệp tới người tiêu dùng, qua đó biến ngôn từ thành sức mạnh và thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ doanh nghiệp.

Bạn muốn biết cách làm thế nào để “ngôn từ hóa” các ý tưởng một cách hiệu quả nhất? Hãy đọc 150 bí kíp được truyền lại trong cuốn sách “Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh” của tác giả Takahashi Nobuyuki ngay thôi!

3. Mục lục

  • Phần 1: Thời đại phi ngôn ngữ
  • Phần 2: Quản lý ngôn từ
  • Phần 3: Ngôn từ là khởi điểm kinh doanh
  • Phần 4: Các quy tắc tạo thông điệp cốt lõi

4. Tóm tắt nội dung sách Để ngôn từ trở thành sức mạnh

Phần 1: Thời đại phi ngôn ngữ

Hàng ngày tiếp xúc với mạng lưới thông tin phức tạp, nhưng không phải thông tin nào cũng quan trọng cũng bổ ích và cần thiết với chúng ta. Như vậy, ngôn từ càng quan trọng và đặc biệt cách thể hiện chúng sao thật riêng biệt lại là điều quan trọng hơn cả. Để người tiếp nhận chúng nhận ra chúng và bị thu hút ngay từ lần đầu bắt gặp. Chỉ cần nắm bắt được thông tin là bạn đã có lợi thế trong một thế giới hiện đại đầy ắp sáng kiến.

Một đất nước, một công ty hay một con người, nếu không có ngôn ngữ thì sẽ chẳng có ước mơ. Ước mơ chính là động lực, tầm nhìn, chiến lược cho mọi hoạt động. Trong thời đại này, nhà kinh doanh phải bước ra thế giới bằng chính những ngôn từ mang thông điệp mạnh mẽ.

Dù là doanh nghiệp hay cá nhân cũng đều phải truyền tải được quyết tâm của mình.

Nếu chúng ta nói lên được quyết tâm của mình là: “Muốn trở nên như thế nào”, “Muốn làm cái gì”…thì chúng ta và những người cộng tác cùng chúng ta cũng sẽ có mục tiêu rõ ràng để nỗ lực phấn đấu. Nếu những nhà kinh doanh chỉ đơn giản hô vang slogan “Hiệu quả! Hợp lý! Kinh tế!” thì quá đỗi bình thường, mang tính chung chung, không rõ ràng. Thay vào đó, hãy cho khách hàng thấy mong muốn, nguyện vọng của chính bạn. Học tập Starbucks là điều nên làm: “Phương châm của chúng tôi không phải là thỏa mãn dạ dày của các bạn, mà là thỏa mãn tâm hồn của các bạn”.

Tùy vào mỗi giai đoạn lại cần những thông điệp phù hợp với mục đích riêng. Khi tất cả các thông điệp đều gây được tiếng vang trên thị trường, chúng sẽ tạo nên một sức mạnh tổng hợp, tiếng nói chung, linh hồn của cả chiến lược.

Tóm lại, mấu chốt ở đây là: các quan niệm trên cũng sẽ được cô đọng trong những câu từ đơn giản, bao hàm những triết lý và được nhân viên hưởng ứng. Qua một thời gian dài, tư tưởng này sẽ đi vào văn hóa của doanh nghiệp, được khách hàng ủng hộ và yêu mến. Chính vì vậy mà việc xây dựng slogan như thế nào có thể ban đầu cũng chỉ xuất phát từ những triết lý của doanh nghiệp, nhưng nếu thành công thì thành quả đạt được lại là thương hiệu của doanh nghiệp đó.

Phần 2: Quản lý ngôn từ

Hoạt động của doanh nghiệp là kinh doanh “ngôn từ”.

Ngôn từ nắm giữ chìa khóa kinh doanh. Đúng vậy, thông qua ngôn từ mà con người hành động. Không có ngôn ngữ chúng ta sẽ gặp trở ngại trong mọi việc. vì trong từng tình huống, hoàn cảnh, nhờ có những ngôn từ thể hiện suy nghĩ, ý chí của bản thân ( thông điệp cốt lõi) mà chúng ta được xã hội công nhận cũng như tạo lập danh tiếng trên thị trường.

Tác giả sách Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh cho rằng, ngôn từ trong kinh doanh là:

  • Phương tiện làm sáng tỏ lối suy nghĩ, phương thức tồn tại như ý chí, quyết tâm, cam kết, dự định của bản thân.
  • Phương tiện biến những kiến thức tiềm ẩn thành những kiến thức chính thống mà mọi người cùng sở hữu như ý tưởng, công thức hình ảnh…Khi chúng ta giao tiếp bằng chính từ ngữ của mình, công việc kinh doanh sẽ tiến triển hơn.

Hoạt động của doanh nghiệp trong kinh doanh chính là “ngôn từ”. Ngôn từ thể hiện thông điệp cốt lõi để doanh nghiệp được xã hội công nhận và có danh tiếng trên thị trường.

Trong đó, thông điệp cốt lõi mang tính tiên phong. Để ngôn từ trở thành sức mạnh định nghĩa về thông điệp cốt lõi: “Không chỉ là một từ khóa đơn thuần”, mà là:

  • Từ ngữ nắm giữ chìa khóa quan trọng.
  • Từ ngữ thể hiện bản chất thực sự.
  • Từ ngữ thể hiện chủ trương, quan điểm mới.
  • Từ ngữ gây ấn tượng bởi “một câu nói”.

Phần 3: Ngôn từ là khởi điểm kinh doanh

Cô đọng thành thông điệp truyền thông cốt lõi “Sức mạnh của truyền thông”

Người ta cho rằng hạt nhân của mọi hoạt động kinh doanh là thông điệp cốt lõi và mọi phương hướng hoạt động đều được quyết định nhờ vào thông điệp này. Chính vì vậy, từ khâu quản lý đến marketing, bất cứ khâu nào cũng cần và tồn tại những từ khóa. Sự tồn tại này cũng để đảm bảo tính thống nhất trong “tư tưởng” và tính nhất quán trong “hành động”.

Vậy nên, ngôn từ thể hiện mọi thứ của doanh nghiệp về mảng marketing tiếp thị quảng cáo. Bao gồm:

  • Sứ mệnh
  • Tầm nhìn
  • Giá trị cốt lõi
  • Concept
  • Định vị
  • Dự án
  • Chiến dịch bán hàng
  • Đặt tên thương hiệu
  • Chiến dịch truyền thông
  • Truyền thông nội bộ

Phần 4: Các quy tắc tạo thông điệp cốt lõi

Chương cuối cùng Các quy tắc cốt lõi tạo thông điệp cốt lõi, Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh trình bày 9 quy tắc giúp cho chúng ta đưa ra những thông điệp có sức lay động tới khách hàng.

Ý tại ngôn ngoại, tuy slogan chỉ có vài từ đơn giản nhưng lại mang những ý nghĩa chứa đựng bản sắc doanh nghiệp. Việc nghĩ ra những thông điệp để truyền tải tới khách hàng chính xác là một việc rất cầu kỳ và đòi hỏi nhiều sự tập trung. Chúng ta cũng cần tuân theo những quy tắc để tạo ra được thông điệp cốt lõi.

  • Bắt đầu từ việc suy nghĩ cho khách hàng
  • Đặt tên cho những ý tưởng
  • Thông điệp cốt lõi = Ý tưởng + Ngôn từ hóa
  • Nâng cao độ sắc bén của từ ngữ
  • Lưu lại “ hình ảnh” trong tâm trí
  • Hình thành khung chính cho thông điệp
  • Điều quan trọng không phải là “nhận biết” mà là “cảm nhận”
  • Suy nghĩ bằng tay – viết ra những suy nghĩ
  • Hoàn thiện thông điệp cốt lõi “lôi cuốn mọi người”

5. Cảm nhận và đánh giá sách Để ngôn từ trở thành sức mạnh

Cuốn sách Để ngôn từ trở thành sức mạnh cung cấp cho chúng ta những nguyên tắc để xây dựng nên các thông điệp cốt lõi, nêu bật lên được sứ mệnh tầm nhìn và những giá trị cũng như bản sắc doanh nghiệp.

Bên cạnh việc thích hợp cho các chủ doanh nghiệp, cuốn sách Để ngôn từ trở thành sức mạnh cũng rất cần thiết cho những người copywriter. Làm thế nào để sáng tạo nhưng vẫn tuân theo những nguyên tắc. Làm thế nào để bay bổng nhưng vẫn truyền tải một cách trọn vẹn ý tưởng của doanh nghiệp tới người tiêu dùng. Làm thế nào để biến ngòi bút thành thứ vũ khí sắc bén thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ doanh nghiệp.

Cuốn sách sẽ cho chúng ta một cái nhìn bài bản, một cách tiếp cận khoa học về sức mạnh của ngôn từ. Hãy sử dụng ngôn từ như một chiếc chìa khóa quyền năng mở ra cánh cửa bước vào tâm trí khách hàng.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Để ngôn từ trở thành sức mạnh

Tóm tắt & Review sách Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh – Nobuyuki Takahashi

Cungdocsach.vn

Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 5]
Cảm nghĩ của bạn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây