Tóm tắt & Review sách Công thức livestream 1 triệu đơn – Lương Thần Du, Tào Vân Lộ, Mã Anh

0
143

Tóm tắt & Review sách Công thức livestream 1 triệu đơn – Lương Thần Du, Tào Vân Lộ, Mã Anh

1. Giới thiệu tác giả

Lương Thần Du: Người sáng lập công ty TNHH Truyền thông Văn hóa Tha Hội Quảng Châu. Là diễn giả, cố vấn đầu tư của nhiều thương hiệu nổi tiếng.

Tào Vân Lộ: Nhà sáng lập thương hiệu quần áo HULL.J

Mã Anh: Nhà sáng lập công ty TNHH Truyền thông Văn hóa Tha Hội Quảng Châu. Là chuyên gia tư vấn doanh nghiệp.

2. Giới thiệu tác phẩm

“Công thức livestream 1 triệu đơn” là cuốn sách đúc rút trọn vẹn nhất những kỹ năng và phương pháp livestream, từ đó đưa ra bộ công thức bách chiến bách thằng giúp bạn thành công và đặt dấu ấn rõ nét trên thị trường cạnh tranh khốc liệt này.

3. Tóm tắt nội dung sách Công thức Livestream 1 triệu đơn

Nguyên tắc của Livestream bán hàng: Lượng truy cập không tương đương với doanh thu

Vào tháng 10 năm 2019, idol nổi tiếng A đã Livestream để bán một kiểu áo khoác lông chồn với giá 4.000 NDT. Mãi cho đến khi Livestream kết thúc, anh A vẫn không bán được chiếc áo nào. Sau đó, anh ấy vẫn tiếp tục giới thiệu thêm một sản phẩm sữa bột khác, tuy nhiên kết quả vẫn không mấy khả quan. Ngoài A, cũng đã từng có không ít idol khác tham gia vào nền tảng này để bán hàng.

Không thể phủ nhận, sự xuất hiện của một số idol đã đem lại lượng truy cập và những con số đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, những trường hợp này không quá nhiều. Lý Giai Kỳ và Vi Á cũng từng mời một số người nổi tiếng làm khách mời trong Livestream để tăng sự phổ biến. Nhưng thực tế, phần lớn người xem nói rằng, họ trả tiền vì Lý Giai Kỳ và Vi Á chứ không phải vì khách mời. Về độ nổi tiếng, rõ ràng, những idol này có lợi thế hơn so với Lý Giai Kỳ và Vi Á.

Tuy nhiên, xét về khả năng bán hàng, họ lại kém hơn rất nhiều. Nhưng cho dù có khả năng, điều này vẫn sẽ đi ngược lại với quan hệ cung cầu sản phẩm thông thường, vì thế không thể phát triển bền vững. Đây cũng là một quy tắc quan trọng mà streamer cần phải lưu ý.

Những người tiêu dùng có nhu cầu về sản phẩm là đối tượng chủ yếu của mô hình này. Do đó, nếu sản phẩm không hấp dẫn thì sẽ rất khó mà kích thích họ đặt hàng. Đa phần những idol nổi tiếng đều thiếu những kiến thức chuyên môn về bán hàng. Do vậy, khi giới thiệu sản phẩm, họ sẽ khó có thể truyền tải thông tin một cách chính xác, không chiếm được lòng tin của khách hàng. So với các idol, streamer chuyên nghiệp hơn, có năng lực chuyên môn và hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng hơn. Chưa hết, phần lớn người xem đều có xu hướng tin tưởng đặt mua các sản phẩm được giới thiệu bởi những streamer có danh tiếng tốt.

Có thể thấy, trong mô hình bán hàng này, lượng truy cập không thể phản ánh được doanh số của sản phẩm. So với việc bỏ tiền ra để xem idol, người tiêu dùng càng sẵn sàng chi trả cho những streamer và sản phẩm mà họ giới thiệu hơn.

Xu hướng nhất thời hay xu thế tất yếu?

Hiện nay, Livestream bán hàng vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Ngày càng có nhiều cá nhân, tổ chức và nền tảng tham gia vào cuộc đua này. Tuy nhiên, vẫn có một số người tỏ ra hoài nghi về mô hình này. Họ lo lắng rằng, sự phát triển của nó sẽ chỉ như pháo hoa, rất nhanh rồi sẽ vụt tắt. Nhưng trên thực tế, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, truyền thông và tư bản, cùng với việc nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ngày càng được đáp ứng, Livestream bán hàng đã không còn chỉ là một xu hướng chung mà đã thực sự có sức sống lâu dài và mạnh mẽ.

Đa dạng hóa sản phẩm: Có vùng cấm nào cho ngành Livestream?

Đa dạng hóa sản phẩm là xu hướng của Livestream bán hàng. Gần như mọi sản phẩm mà người tiêu dùng có nhu cầu đều có thể được bán trong Livestream. Vi Á bán đủ loại sản phẩm trong Livestream của mình. Cô ấy đã từng bán ô tô, vé xem phim, quảng bá các chương trình thực tế và phim truyền hình. Điều gây sốc nhất chính là, Vi Á đã từng bán thành công tên lửa qua Livestream. Vào dịp Cá tháng tư năm 2020, trên trang chủ của Taobao Live đã xuất hiện hình ảnh của một tấm áp phích.

Bài viết này đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người tiêu dùng, khơi dậy một làn sóng thảo luận vô cùng sôi nổi. “Lần đầu tiên trên thế giới”, “Livestream bán tên lửa”, … đã trở thành tâm điểm thảo luận. Họ đều mong chờ xem buổi phát sóng của cô ấy. Trong buổi Livestream ngày 1 tháng 4 năm 2020, Vi Á đã bán thành công một chiếc tên lửa trị giá 40 triệu NDT. Chiếc tên lửa này vốn có giá 45 triệu NDT, tuy nhiên thông qua Livestream, sản phẩm đã được giảm 5 triệu NDT.

Việc này nghe có vẻ khó tin nhưng quả thực, tên lửa này đã được bán ngay sau khi lên kệ. Điều này không chỉ phản ánh khả năng bán hàng xuất sắc của Vi Á mà còn cho thấy tiềm năng rộng mở của mô hình bán hàng này. Cho dù là loại sản phẩm nào, chỉ cần người tiêu dùng có nhu cầu, sản phẩm đó sẽ được bán. Từ những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày cơ bản nhất như thực phẩm, quần áo cho đến nhà ở, tên lửa, ngày càng có nhiều sản phẩm được đưa vào bán trong Livestream. Vậy có sản phẩm nào không thể bán qua Livestream không? Trong tương lai, có lẽ sẽ chẳng có sản phẩm nào như vậy.

Làm cách nào để thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng trước khi Livestream bắt đầu?

Việc quảng cáo có thể giúp streamer thu hút sự chú ý của nhiều người xem, đồng thời và tăng sức ảnh hưởng cho Livestream, khiến cho buổi Livestream thành công ngay từ những phút đầu tiên. Vậy làm cách nào để thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng trước khi Livestream bắt đầu? Điều này đòi hỏi streamer phải sử dụng một số phương pháp đặc biệt để khơi gợi hứng thú của người xem.

  1. Quảng cáo sản phẩm: Hé mở nội dung Livestream

Video giới thiệu Livestream phải hấp dẫn và thể hiện được những nội dung nổi bật nhất, như vậy mới có thể nhanh chóng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

Trong video giới thiệu, streamer cần cố gắng làm nổi bật những ưu điểm hoặc lợi điểm bán hàng của sản phẩm. Điều này nghĩa là người bán chỉ cần thể hiện một phần của Livestream để khiến người tiêu dùng cảm thấy hồi hộp và mong chờ. Nội dung càng hấp dẫn sẽ càng có thể thu hút nhiều người xem hơn. Ngoài ra, streamer có thể tạo một số tình tiết gây sự hồi hộp để khi xem Livestream, người tiêu dùng sẽ cảm thấy bất ngờ.

  1. Quảng cáo hoạt động khuyến mại: Cơ hội “chỉ có một lần”

Ngoài tâm lý ưa chuộng mức giá phải chăng, hầu hết người tiêu dùng đều hi vọng sẽ nhận được khuyến mại khi mua sắm qua Livestream. Vì vậy, khi giới thiệu, người bán nên tiết lộ một số nội dung ưu đãi có thể có trong Livestream để thu hút người tiêu dùng, đồng thời tăng sự kỳ vọng của họ đối với Livestream.

4. Đánh giá sách Công thức Livestream 1 triệu đơn

Cuốn sách này phù hợp với các độc giả là giám đốc kinh doanh, nhân viên kinh doanh, những người đã, đang và sẽ sử dụng Livestream để bán hàng.

Trước hết, cuốn sách này sẽ phân tích hiện trạng và triển vọng phát triển của hình thức bán hàng qua Livestream, đồng thời trình bày một cách cụ thể những kỹ năng để Livestream bán hàng hiệu quả trên 5 khía cạnh:

Thứ nhất, kỹ năng tuyên truyền và thiết kế nội dung Livestream; thứ hai, kỹ năng quảng cáo sản phẩm và kích thích tiêu dùng; thứ ba, kỹ năng khai thác tâm lý khách hàng; thứ tư, kỹ năng nâng cao khả năng dẫn dắt của streamer và xây dựng mối quan hệ tin cậy với người mua; thứ năm, kỹ năng khẳng định giá trị của thương hiệu.

Tóm lại, cuốn sách này sẽ giúp người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về Livestream bán hàng, nắm bắt được đa dạng các phương pháp để thành công trong hình thức này.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Công thức livestream 1 triệu đơn

Tóm tắt & Review sách Công thức livestream 1 triệu đơn – Lương Thần Du, Tào Vân Lộ, Mã Anh

Cungdocsach.vn

Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 5]
Cảm nghĩ của bạn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây