Tóm tắt & Review sách Cân bằng cảm xúc, cả lúc bão giông – Richard Nicholls
Mục lục
1. Giới thiệu tác giả
Richard Nicholls, tác giả của cuốn sách “Cân bằng cảm xúc, cả lúc bão giông” là một nhà trị liệu tâm lý người Anh nổi tiếng. Bắt đầu làm việc với vai trò là một nhà trị liệu tại các phòng khám tư từ năm 2001, nhờ kiến thức lĩnh hội được từ các bài nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua, Richard Nicholls đã hiểu rõ hơn những thứ có thể và không thể thúc đẩy hạnh phúc. Tính đến nay, podcast của Richard Nicholls có hơn 5 triệu lượt tải, trở thành một trong những podcast nổi tiếng nhất nước Anh và liên tục dẫn đầu bảng xếp hạng dowload trên iTunes.
2. Giới thiệu tác phẩm
Cuốn sách “Cân bằng cảm xúc, cả lúc bão giông” được phát hành bản phiên âm tiếng Việt Nam vào tháng 4 năm 2019, thuộc thể loại sách kỹ năng. Đến với cuốn sách, bạn sẽ được tác giả chia sẻ những kiến thức khoa học liên quan đến bộ não của con người, cách kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc theo liệu pháp Nhận thức – Hành vi, từ đó dẫn bạn tới “hạnh phúc mãi mãi về sau”. Qua từng trang sách, với văn phong hóm hỉnh tác giả sẽ phần nào giúp bạn tìm ra được định nghĩa hạnh phúc cho riêng mình.
3. Mục lục
- Chương 1: Nghĩ hạnh phúc, sống hạnh phúc
- Chương 2: Liệu tiền có mua được hạnh phúc
- Chương 3: Có thái độ biết ơn
- Chương 4: Yêu thương là một điều dễ dàng
- Chương 5: Thoải mái với việc Thất Bại
- Chương 6: Cơ thể hạnh phúc, tâm hồn hạnh phúc
- Chương 7: Kết nối bản thân
- Chương 8: Hạnh phúc mãi mãi về sau Review Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông
4. Tóm tắt nội dung sách Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông
Cuốn sách “Cân bằng cảm xúc, cả lúc bão giông” gồm có tám chương, mỗi chương lại có những cái hay khác nhau tuy nhiên mình xin phép chỉ phân tích những chương mình cho là thú vị và mới nhất.
Chương 2: Liệu tiền có mua được hạnh phúc
Có rất nhiều người khi được hỏi: “Nếu có thể thay đổi một điều gì đó để cảm thấy hạnh phúc hơn thì bạn sẽ thay đổi điều gì?” thì đa số đều trả lời là muốn có nhiều tiền hơn. Vậy thì liệu tiền có mua được hạnh phúc? Câu hỏi thú vị và đáng suy ngẫm này cũng chính là chủ đề, những điều tác giả muốn chia sẻ trong chương hai của cuốn sách. Sau khi trải nghiệm xong chủ đề này thì đây là đáp án mà mình có được cho câu hỏi, các bạn cùng tham khảo nhé! Câu trả lời cho câu hỏi lớn ở trên về mặt tri thức thì tiền không chắc chắn sẽ mang lại hạnh phúc, tuy nhiên hầu hết chúng ta đều có những lý do để chứng minh ngược lại vì khi có nhiều tiền chúng ta cảm thấy an tâm và an toàn từ đó cảm thấy hạnh phúc hơn, đó chính là tâm lý đồng tiền – đồng tiền đã dần thay thế những thứ hiển thị sự an toàn. Nếu xét về hạnh phúc trên thang điểm mười thì khi thu nhập càng nhiều hạnh phúc càng được đặt trên những nấc thang cao hơn điều đó đồng nghĩa với việc người giàu khó cảm thấy hạnh phúc những điều nhỏ nhặt còn người ít tiền hơn lại thấy hạnh phúc trước những điều rất giản dị. Tuy nhiên công bằng mà nói vật chất được mua bằng tiền cũng là một phần thúc đẩy con người nỗ lực để đạt mục tiêu vì chúng ta chỉ cần tìm một điểm giao thoa để hạnh phúc của chúng ta được đặt ở một nấc thang vừa phải không quá cao cũng không quá thấp vậy là ổn. Mối quan hệ giữa tiền và hạnh phúc thật ra phức tạp vô cùng, tiền cần cho những trang trải cuộc sống đáp ứng những nhu cầu vật chất chính đáng nhưng có thật nhiều tiền không đồng nghĩa ta sẽ hạnh phúc hơn. Vậy nên thay vì tập chung vào việc kiếm bao nhiêu tiền thì chúng ta thử tập chung vào việc chúng ta sẽ tiêu tiền như thế nào để có được hạnh phúc. Ngoài việc sử dụng tiền để sở hữu vật chất ra bạn còn nghĩ nghĩ mình nên tiêu tiền vào việc gì nữa hay không? Rất nhiều nghiên cứu thực tế đã chỉ ra rằng tiêu tiền vào những trải nghiệm sẽ thấy con người hạnh phúc hơn là dùng tiền để mua các món hàng. Tại sao? Ví dụ khi mua được một món hàng bạn thấy rất vui khi sở hữu chúng nhưng một ngày nào đó khi bạn sử dụng hết giá trị của chúng bạn sẽ lại tìm kiếm thứ mới hơn những hành động đó sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt cuộc đời bạn đến mức bạn thấy chúng quá đỗi bình thường không còn mong ngóng hay háo hức nữa. Nnhưng nếu bạn dành tiền để làm từ thiện hay tặng một món quà cho ai đó thì những xúc cảm trong khoảnh khắc đó sẽ lưu lại và theo bạn đến suốt quãng đời còn lại, những trải nghiệm bao giờ cũng giá trị hơn những đồ vật hữu hình giống như bạn không thể dùng tiền để đổi lại thanh xuân sôi động bên bạn bè chẳng hạn. Vậy nên hãy cân nhắc dùng tiền của mình để đổi lấy những trải nghiệm thực tế thay vì chăm chăm thỏa mãn những nhu cầu vật chất biết đâu bạn sẽ tiến thêm được vài nấc thang đo mức độ hạnh phúc.
Chương 6: Cơ thể hạnh phúc, tâm hồn hạnh phúc
Sau một loạt cách hướng dẫn rèn luyện tinh thần thì đã đến lúc bạn học cách rèn luyện cơ thể theo đúng nghĩa đen, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ lẫn nhau giữa tâm hồn và cơ thể nếu bạn vui thì cơ thể bạn cũng sẽ khỏe mạnh hơn khi bạn rèn luyện cơ thể khỏe mạnh thì tinh thần của bạn cũng sẽ tích cực hơn nhưng thật khó để biết cái nào sản sinh ra cái nào trước nên chunga ta hãy tạm thời biết rằng chìa khóa thành công và hạnh phúc không chỉ nằm ở tinh thần vững vàng, lạc quan mà còn phụ thuộc vào thể chất có khỏe không nữa. Trong chương này tác giả sẽ hướng dẫn bạn cách rèn luyện một cơ thể thực sự khỏe khoắn từ trong ra ngoài đặc biệt là các phương pháp này có thể áp dụng cho ai đang muốn giảm cân. Thứ nhất rèn luyện thân thể có thể giảm cân, kiểm soát tính lo âu, trầm cảm làm chậm quá trình lão hóa cải thiện trí lực mà không cần dùng đến thuốc bạn phải nhớ và tin tưởng vào điều này bởi nó đã được chứng minh bởi y học. Thứ hai đừng ăn uống theo bản năng tức là đừng ăn chỉ vì thức ăn có sẵn trước mặt bạn mà hãy ăn nhiều rau củ quả. Thứ ba không phải đến phòng gym mới là luyện tập bạn có thể chạy bộ hoặc bất kỳ hoạt động nào mà khiến bạn vận động đó chính là rèn luyện. Thứ tư bạn có thể thử những động tác luyện tập tại nhà 5 phút mỗi ngày thế cũng là quá đủ để có một cơ thể khỏe mạnh cái quan trọng là bạn có duy trì được chúng lâu dài và đều đặn hay không. Cuối cùng đừng đánh giá lượng calo bạn tiêu thụ từ quá trình luyện tập cao hơn lượng calo bạn hấp thụ sau bữa ăn điều đó có nghĩa là sau một buổi tập luyện 15 phút thì bạn được ăn một bữa bù bởi nó sẽ phá hết cả quá trình của bạn.
Chương 7: Kết nối bản thân
Sau khi phát triển con người mình toàn diện từ tâm hồn đến thể chất thì điều cuối cùng bạn cần đó là kết nối bản thân với xã hội tương tự như một số yêu tố có vai trò quyết định hạnh phúc được đề cập ở các chương trước thì việc kết nối với mọi người và xã hội giúp bạn gia tăng trạng thái hạnh phúc để kết nối và phát triển các mối quan hệ xã hội chúng ta cần chú ý đôi điều, thứ nhất rời xa hoặc hạn chế sử dụng mạng xã hội bởi đó không phải nền tảng cho một mối quan hệ thực sự. Thứ hai mở rộng nguồn thoải mái của bản thân và xây dựng các mối quan hệ xã hội. Thứ ba trong một vài trường hợp bạn cần cân nhắc lòng tốt của bản thân đặt vào đúng chỗ chưa và học cách từ chối nếu thấy cần thiết không phải nể hay sợ hãi người khác không đánh giá cao mình.
5. Cảm nhận và đánh giá sách Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông
“Cân bằng cảm xúc, cả lúc bão giông” là một cuốn sách đáng trải nghiệm. Nó thích hợp với mọi người đặc biệt là những người cảm thấy bế tắc trong việc xử lý sự nóng tính của bản thân. Một cuốn sách chủ yếu nói về “hạnh phúc” dưới góc nhìn khoa học logic và cụ thể với nhiều dẫn chứng sinh động. Một số nội dung hay của cuốn sách đề cập đến như Tâm lý đồng tiền (Tiền có mua được hạnh phúc? Sở hữu bao nhiêu tiền thì mới hạnh phúc?), sự kết nối giữa cơ thể và tâm hồn, tâm lý thích sự hoàn hảo, sợ thất bại… Và những cách giúp con người đi tìm hạnh phúc trong cuộc sống. Cuốn sách còn đặc biệt ở chỗ là tác giả đi một chút vào tâm lý học giúp độc giả có thể dễ tiếp nhận được bản chất của con người.
Gấp lại cuốn sách – Mong bạn có thể rèn luyện cho mình sự bình tình và tìm thấy được hạnh phúc của riêng mình.
Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha |
Tóm tắt & Review sách Cân bằng cảm xúc, cả lúc bão giông – Richard Nicholls