Tóm tắt & Review sách Bí kíp tâm lý từ những chuyên gia kỳ cựu – Alex Fradera

0
148

Tóm tắt & Review sách Bí kíp tâm lý từ những chuyên gia kỳ cựu – Alex Fradera

1. Giới thiệu tác giả

Tác giả của cuốn sách “Bí kíp tâm lý từ những chuyên gia kỳ cựu” là Alex Fradera. Thông tin cá nhân của tác giả hiện không được công khai nhiều.

2. Giới thiệu tác phẩm

“Bí kíp tâm lý từ những chuyên gia kỳ cựu” sẽ dẫn lối cho bạn đọc theo những tuyến chủ đạo của bộ môn tâm lý học, đi theo những nhánh chính, băng qua những góc kín đầy màu sắc, và tiến cả vào những vùng chưa được mấy ai khám phá. Hành trình này sẽ bao gồm cả những quan điểm có thể gây tranh cãi, và việc chúng xuất hiện trong cuốn sách này không đồng nghĩa với sự ủng hộ. Cộng đồng tâm lý học từ lâu đã nhận thức được rằng những phương pháp khoa học của họ không thể chặt chẽ tuyệt đối, và kết quả là một số không nhỏ những hiện tượng tâm lý hay ho hoặc vốn được công nhận nay đã bị hạ bệ hoặc đang suy yếu. Một trăm trích dẫn là không đủ để trình bày một cách công bằng về mọi nhân vật đã góp phần xây dựng nên ngành tâm lý học và mọi hiện tượng thú vị mà họ đã khám phá ra. Tuy thế, cuốn sách này cũng sẽ cố gắng để tìm hiểu về những vấn đề quan trọng nhất trong ngành, thông qua lời của những nhà tư tưởng quan trọng nhất.

3. Tóm tắt nội dung sách Bí kíp tâm lý từ những chuyên gia kỳ cựu

Cuốn sách gồm 100 trích dẫn đến từ những chuyên gia kỳ cựu về lĩnh vực tâm lý học. Sau mỗi trích dẫn cuốn sách còn có thêm xuất xứ và chủ nhân của câu trích dẫn. Tuy nhiên mình xin phép chỉ sơ lược những trích dẫn và giải đáp ý nghĩa của một số trích dẫn.

  1. Con người bận tâm không bởi những điều cụ thể, mà bởi những nguyên tắc và quan niệm cấu thành nên những điều đó.
  2. Trần gian chưa thỏa ý người – Sớm mai rũ tóc rong chơi với thuyền.
    => “Trần gian chưa thỏa ý người” – Ngày nay chúng ta hiểu được cách hoạt động của hệ thống dopamine, một trong những hệ thống khen thưởng chính trong não bộ. Nó cung cấp những cảm xúc tích cực khi ta tiến gần được tới mục tiêu – nhưng một khi ta đã đạt được mục tiêu đó thì hệ thống này lại dần ngưng hoạt động. Cuối cùng thì bạn đã đạt được giải thưởng mà bạn hàng mơ ước, nhưng rồi sao nữa? Triết gia Đạo giáo Trang Tử cho rằng giải pháp ở đây là không truy cầu bất cứ mục tiêu nào. Ông đã kể lại một truyện ngụ ngôn mà trong đó triết gia Khổng Tử đã bị vượt mặt bởi chính món đồ của mình là Nhan Hồi. Người tuyên bố rằng “Con chỉ ngồi và quên hết mọi thứ”. Các nghiên cứu tâm lý học ngày nay đang trong quá trình khám phá những tác dụng mạnh mẽ và sâu rộng của việc tọa thiền, nghĩa là khi bạn cho phép bản thân được buông bỏ những trói buộc trần tục. Những nỗi lo âu hay bận tâm – giờ thì liệu chúng có thực không? Liệu chúng ta có nhất thiết phải lựa chọn những gánh nặng đó và tìm cách giải quyết chúng như thể chúng thực sự tồn tại? Trang Tử đã viết “Nhân và Nghĩa chẳng phải là tính tự nhiên của con người đấy ư?” Khi nhận ra được rằng việc vất vả truy cầu mục tiêu sẽ chẳng bao giờ mang lại sự thánh thơi, chúng ta luôn có thể quay về với sự thanh thản sẵn có mà không cần phải kiếm tìm. Hãy cùng sớm mai rũ tóc, rong chơi với thuyền.
  3. Lý trí là, và chỉ có thể là, nô lệ cho các dục vọng, không bao giờ có thể giả bộ làm gì khác ngoài việc phục tùng và tuân lệnh chúng.
    => Trích dẫn này thể hiện rõ ràng tư tưởng của Hume – đối nghịch với truyền thống duy lý của các triết gia Hy Lạp (xem trích dẫn 1) – rằng cuộc sống và nền tảng của đạo đức của chúng ta chắc chắn có nguồn gốc từ cảm nhận. Khi chúng ta cảm thấy một thứ là tốt đẹp, thì đó là tín hiệu của một điều có ích, còn điều tệ hại thì là dấu hiệu của những thứ xấu xa. Rất nhiều nhà tâm  lý học đã phản bác lại luận điểm này, Lawrence Kohlberg ủng hộ một học thuyết cho rằng tính duy lý là một “lực lương tâm” phát triển theo từng giai đoạn để tạo ra những hành vi đạo đức phức tạp hơn. Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, nhà tâm lý học Jonathan Haidt đã lên tiếng bảo vệ quan điểm của Hume. Nghiên cứu của ông cho thấy rằng khi con người cần tư duy đạo đức về các vấn đề gặp phải, họ có xu hướng nhấn mạnh vào mối bận tâm những hậu quả xấu – bạn không nên giết một con chó, bởi vì điều đó tước đi mạng sống của nó. Vậy mà khi đứng trước một hoàn cảnh không mang lại điều tai hại nào, ví dụ như việc ăn thịt con chó đã chết của mình, thì người ta lại phản bội lại những cảm xúc thật sự của bản thân – đó là một điều sai trái bởi vì tôi cảm thấy nó sai trái. Chúng ta có lẽ không nên vui mừng trước điều này, nhưng cũng cần phải nhận thức rõ về nó. Những cảm xúc hiện đại của chúng ta có khả năng kiểm soát lớn lao đối với cảm nhận của bản thân về những điều nên và không nên xảy ra.
  4. Điều duy nhất mà cái ác cần để chiến thắng là người tốt không làm gì cả.
    => Câu nói này thể hiện quan điểm của Edmund Burke cho rằng xã hội phụ thuộc vào phẩm hạnh trong hành động thực tế của các thành viên, chứ không chỉ ở ý nghĩ tốt lành. Những ví dụ về sự thất bại của tập thể như vậy luôn cuốn hút các nhà tâm lý học, đặc biệt là đối với sự việc xảy ra vào ngày 13 tháng 3 năm 1964. Đó là đêm Kitty Genovese bị cưỡng bức và sát hại tại một khu dân cư ở New York. Các bài báo cho thấy, mặc dù nạn nhân đã kêu cứu rất nhiều lần, nhưng không một người hàng xóm nào can thiệp hay gọi cho cảnh sát. Bày giờ, người ta đã đính chính rằng những báo cáo miêu tả về sự lãnh cảm này đã bị cường điệu hóa. Tuy nhiên, sự giận dữ sôi sục trong công luận vào thời điểm đó đã thôi thúc hai nhà tâm lý học John Darley và Bibb Latané bắt tay vào nghiên cứu hiện tượng mà họ gọi là hiệu ứng người ngoài cuộc. Khi nào thì một người sẽ có xu hướng không cứu giúp một nạn nhân? Khi họ thuộc một nhóm đông người đứng ngoài cuộc. Hiệu ứng mạnh mẽ này có một vài nguyên nhân: Khi ở nơi công cộng, chúng ta tuân thủ theo những nguyên tắc xã hội thông qua việc chỉ lo cho bản thân, thay vì chủ động chú ý đến những việc xảy ra xung quanh. Trong một nghiên cứu về sự bàng quan, người ta đã bom khói vào một phòng chờ; điều này đã được nhận thấy bởi một người ngồi riêng lẻ nhanh hơn nhiều so với một nhóm người ngồi chung với nhau. Một nguyên nhân lớn hơn nữa là sự khuếch tán trách nhiệm. Nếu người khác có thể ra tay cứu giúp thì tại sao tôi lại phải xung phong? Nếu họ không hành động thì phải chăng đó là dấu hiệu cho thấy việc thờ ở là có thể chấp nhận được? Hiệu ứng này là rất khó để rũ bỏ, nhưng nó sẽ được giảm thiểu đi phần nào khi những người ngoài cuộc đặt mình vào vị trí của nạn nhân, và nó cũng bị phá vỡ bởi những người có tính hưởng ngoại cao và có ý thức trách nhiệm đối với thế giới xung quanh họ. Lẩn trốn trong một đám đông là rất dễ, nhưng chúng ta muốn sống trong xã hội kiểu gì đây?
  5. Với cùng một phương thuốc, hiệu quả sẽ cao hơn khi nó được kê đơn bởi một vị bác sĩ nổi tiếng, thay vì được đưa ra bởi một kẻ vô danh.
  6. Lo âu là cảm giác chóng mặt của tự do
    => Theo như Kierkegaard viết, người đó có thể cảm thấy một nỗi sợ tập trung và cũng hợp lý) trước việc rơi xuống, nhưng ngoài ra thì sẽ còn có một cảm xúc rộng mở hơn- “angst”, dịch ra là lo âu hay kinh hãi – khi ý thức được rằng anh ta có thể lựa chọn nhảy xuống vào bất kỳ khoảnh khắc nào. Đây chính là cảm giác chóng mặt của tự do. Các bác sĩ tâm thần học hiện đại có lẽ sẽ không tiếp cận với lo âu từ khía cạnh hiện sinh này, nhưng họ vẫn sẽ dựa theo sự phân biệt rạch ròi của Kierkegaard giữa những chứng sợ hãi bệnh lý tập trung vào một vật thể nhất định, ví dụ như những con nhện hay những chiếc kim, và một nỗi lo âu chung chung hơn, thứ chủ yếu xoay quanh việc liệu chúng ta đã hay sẽ gặp những thử thách đến từ sự tồn tại. Đối với Kierkegaard, sự lo âu không nhất thiết là một điều tiêu cực, mà là một lời cảnh tỉnh rằng chúng ta không được phép tự mãn, không được phép quên rằng chúng ta được sinh ra là một cá thể tự chủ của thế gian này. Một cuộc sống không tồn tại lo âu cũng sẽ là một cuộc sống không có tiềm năng. Đây chính là thách thức của hiện sinh: để kiểm soát sự lo âu của bản thân, hãy đưa ra quyết định và sống với con đường mình đã chọn.
  7. Tôi chẳng phải là chim chóc, và chẳng có tấm lưới nào ràng buộc được tôi cả; tôi là một con người tự do với một ý chí độc lập.
  8. Với thuật ngữ Thôi miên […] tôi muốn nói về một trạng thái đặc biệt của hệ thần kinh […] nó có một vài khía cạnh khác giấc ngủ thông thường và trạng thái tinh táo.
    => Thôi miên là một trạng thái tương tự nhưng khác biệt so với giấc ngủ, và là thứ “chỉ có thể đạt được trong một trạng thái sinh lý đặc biệt của não bộ” – một miêu tả cho tới nay vẫn được khoa học chấp nhận rộng rãi. Mặc dù là người đã nỗ lực để làm sáng tỏ trạng thái thôi miên, Braid vẫn phải hứng chịu một số công kích vào thời điểm đó. Ngày nay, ông được coi là cha đẻ cho ngành thôi miên hiện đại.
  9. Hãy tự đặt cho bản thân nhiệm vụ là không được nghĩ về một con gấu Bắc Cực và bạn sẽ thấy rằng thứ chết tiệt đó liên tục xuất hiện trong tâm trí từng phút từng giây.
    => Nếu bạn muốn kiểm soát những suy nghĩ không mong muốn, Wegner có một vài mẹo nhỏ như sau: Chú tâm một cách tích cực vào một điều khác, hoặc dành một phần thời gian trong ngày khi bạn sẵn sàng suy nghĩ thật thấu đáo về vấn đề đó, sao cho nó sẽ bớt làm phiền bạn về sau này. Thi thoảng hãy để cho tâm trí “đi du lịch” tới đại dương xanh mát, hoặc tới thăm con gấu trắng đó một cách tử tế trong khung giờ mà sở thú mở cửa.
  10. Mọi người đều biết sự chú ý là gì.
  11. Tâm trí của chúng ta phát triển với vai trò một trung gian giữa tác nhân kích thích và hành vi phản ứng.
  12. Giấc mơ là con đường huy hoàng dẫn tới vô thức.
  13. “Đứa trẻ này sẽ chẳng làm nên trò trống gì đâu […] Nó chẳng thông minh chút nào cả.” Tôi đã phải nghe những tuyên bố bừa bãi như vậy quá nhiều lần rồi.
  14. Những đo lường cẩn thận và chính xác
    cho thấy không tồn tại sự vô năng trí tuệ hay vận động định kỳ ở những người phụ nữ bình thường.
  15. Cuộc sống của chúng ta bị kẹt giữa một quá khứ đầy xáo động và luôn bị soi xét, và một tương lai luôn trông đợi việc chúng ta sẽ làm.
  16. Anh ta thấy cô độc và bất hạnh khôn tả […] Anh ta có cảm giác như thể thứ gì đó đã nứt vỡ bên trong mình.
  17. Hãy trao cho tôi một tá trẻ sơ sinh khỏe mạnh và tôi đảm bảo là có thể chọn một đứa ngẫu nhiên trong số đó và nuôi dạy nó thành chuyên gia trong một lĩnh vực bất kỳ.
  18. Các thói quen khác nhau được hình thành dựa trên kiểu huấn luyện, giáo dục và kỷ luật nào thì cũng chỉ đơn giản là một chuỗi dài những phản xạ có điều kiện.
  19. Các cảm xúc và ham muốn của trẻ nhỏ không hề có giới hạn, bởi vì chúng là một phần của mọi thứ mà trẻ NHÌN THẤY, SỜ MÓ và NHẬN THỨC.
  20. Ký ức thực chất là những tái tạo trong tâm trí được tô điểm bởi những yếu tố văn hóa và thói quen cá nhân, chứ không phải là hồi tưởng trực tiếp về những quan sát tại thời điểm đó.

4. Cảm nhận và đánh giá sách Bí kíp tâm lý từ những chuyên gia kỳ cựu

Dường như mỗi cá nhân đều được tạo ra để trở nên bí ẩn với người khác. Vậy nên ngành tâm lý học ra đời để vén bức màn bí ẩn đó, tìm hiều bản chất, cách vận hành và sức mạnh của tâm trí con người.

Với cách tiếp cận mới lạ, cuốn sách này sẽ dẫn lối cho bạn đọc theo những tuyến chủ đạo của bộ môn tâm lý học, đi theo những nhánh chính, băng qua những góc kín đầy màu sắc, và tiến cả vào những vùng chưa được mấy ai khám phá. Với 100 trích dẫn quan trọng của những chuyên gia tâm lý học bậc thầy, cuốn sách sẽ giúp bạn đặt chân vào một trong những lĩnh vực khoa học kỳ diệu nhất, nhằm giải mã con người, đồng thời khám phá chính bản thân mình.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Bí kíp tâm lý từ những chuyên gia kỳ cựu

Tóm tắt & Review sách Bí kíp tâm lý từ những chuyên gia kỳ cựu – Alex Fradera

Cungdocsach.vn

Click to rate this post!
[Total: 4 Average: 4.5]
Cảm nghĩ của bạn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây