Tóm tắt & Review bộ sách Gieo hạt cùng vĩ nhân – Tần Thủy Hoàng – Vị vua tàn bạo trong lịch sử Trung Quốc
Mục lục
1. Giới thiệu tác giả
Cuộc đời là một cuốn sách mà bản thân mỗi chúng ta là nhân vật chính, bộ sách Gieo hạt cùng vĩ nhân của nhà xuất bản thông tin và truyền thông cung cấp cho chúng ta một cách nhìn toàn diện về các bậc vĩ nhân, để từ đó rút ra bài học cho riêng mình.
2. Giới thiệu tác phẩm
Nhân vật Tần Thủy Hoàng là nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, cuốn sách nhỏ trên tay các bạn là tập hợp những câu chuyện, những bài học xoay quanh vị vua khét tiếng tàn bạo trong lịch sử Trung Hoa, thông qua cuốn sách này mỗi người sẽ rút ra được bài học cho chính mình và sống tốt hơn trong cuộc đời. Gieo hạt cùng vĩ nhân xứng đáng là cuốn sách gối đầu giường dành cho những ai đang loay hoay tìm kiếm lối đi riêng cho mình.
3. Mục lục
- Vị hoàng đế gom thâu lục quốc
- Cột mốc cuộc đời của Tần Thủy Hoàng
- Thuở ấu thơ bị bắt nạt nơi đất khách quê người
- Bị nghi ngờ về xuất thân
- Hệ quả của sự nóng vội
- Tần vương bức ép cha ruột
- Sauk hi nắm quyền bính
- …
4. Tóm tắt nội dung sách
Trong các vị vua thì Tần Thủy Hoàng được xem là ông vua tàn bạo bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa. Xét về công Tần Thủy Hoàng là người có công thâu tóm binh lính và vũ khí trong thiên hạ về một mối, là người cho xây dựng nhiều công trình kiến trúc vĩ đại như Vạn lý trường thành và khu lăng mộ được bảo vệ bởi đội quân đất nung có kích thước y như người thật.
Cuộc đời của Tần Thủy Hoàng trải qua kí ức đau khổ không thể nào quên, và khi trở thành vua Tần Thuỷ Hoàng gây thù chuốc oán với không ít các thế lực, chính vì vậy cả quãng đời sau này ông phải sống trong lo lắng, lo sợ không yên. Thời thơ ấu của Tần Thủy Hoàng là một kí ức đau buồn, Doanh Chính (Tần Thủy Hoàng) là con của Lã Bất Vi và Triệu cơ, tuổi thơ của Doanh Chính sống cơ cực nơi đất khách quê người, 7 năm lẩn trốn trong dân gian hai mẹ con Triệu Cơ và Doanh Chính phải làm đủ nghề để sống sót qua ngày, hai mẹ con phải chịu kiếp nô lệ, làm tạp dịch chịu đủ tủi nhục cay cực. Khi Doanh Chính trở thành thái tử, Doanh Chính bị nghi ngờ về xuất thân của mình vì vậy những lời đồn thổi trong dân gian khiến cho ngôi vị thái tử của Doanh Chính bị lung lay, nhưng trong triều đình cũng có phe ủng hộ cậu và cho rằng cậu là con của nhà vua và hết lòng giúp đỡ Doanh Chính. Sau khi vua Tần mất đi Doanh Chính chính thức kế vị. Tuy nhiên, trong cung lại xảy ra chuyện, Lao Ái cùng Triệu Cơ lén lút qua lại với nhau và có con riêng, Doanh Chính vô cùng tức giận bèn đem nhốt mẹ là Triệu Cơ sau đó giết chết hai người em một cách dã man. Những người ra sức khuyên can Doanh Chính đừng nhốt Triệu Cơ cũng bị Doanh Chính giết chết không thương tiếc, hai mươi bảy mạng người chính trực đã chết dưới tay của Doanh Chính. Về sau Mao Tiêu là người nước Tề đã đích thân gặp Tần Thủy Hoàng để giải trình và phân tích những việc vua Tần làm là sai trái. Sau đó, vua Tần nguôi ngoai mới đón mẹ là Triệu Cơ về tạ tội., gỡ bỏ hai bảng cáo thị và mai tang hai mươi bảy thi thể và đặt tên là “hợp trung mộ”.
Năm hai mươi mốt tuổi Doanh Chính lên nắm quyền bính trong tay, việc đầu tiên vua Tần làm là trừ khử Lã Bất Vi – bức hại cha ruột của mình. Tần vương lập ra chiếu chỉ ghi rằng : “Nay ta ra lệnh đầy cả gia quyến Lã Bất Vi đi nước thục làm khổ sai không lý do, lập tức thi hành”. Lệnh ban xuống cả gia quyến Lã Bất Vi bị đi đày, sau đó Lã Bất Vi tự vẫn bằng chén rượu độc. Sau khi Lã Bất Vi chết toàn bộ gia tộc của ông bị liệt vào hạng tôi tớ, sung công toàn bộ tài sản, đồng thời gốc rễ bè phái của ông ta trong triều đình hoàn toàn bị tiêu diệt.
Sau khi lên nắm quyền bính, Tần Vương thực hiện chính sách trọng đãi hiền tài, nung nấu mưu đồ tấn công nước Triệu nhưng thất bại. Tần Vương tận dụng việc yếu kém của nước Hàn đem quân qua thôn tính. Sau đó quân Tần phá đê sông Hoàng Hà tiến vài kinh đô nước Ngụy và thâu tóm nước này. Tiếp tục Tần vương thôn tính nước Yên, tránh khỏi họa ám sát từ nước Yên. Công cuộc thâu tóm các nước được thống nhất, lãnh thổ Trung Hoa được mở rộng, giang sơ thu về một mối. Dưới thời Tần Thủy Hoàng, vua Tần thực hiện một loạt cải cách mới về kinh tế, chính trị, thi hành một số chính sách tích cực nhằm phát triển nông nghiệp, mở mang công thương nghiệp. Vua Tần cho thiết lập lại hệ thống quan lại nắm quyền ở địa phương do triều đình chỉ định, cho phép nông dân sở hữu đất thống nhất hệ thống đo lường tiền tệ, đi lại đồng thời xây dựng lại hệ thống luật pháp chặt chẽ. Đặc biệt để tăng cường sức mạnh quân sự, Tần Thủy Hoàng cho lính bắt tất cả trai tráng khỏe mạnh đi tòng quân, tính theo đầu người mà giảm sưu thuế. Để tránh việc dân chúng tạo phản, ông thôn tính, tẩy não dân chúng bằng chính sách ngu dân, ra lệnh đốt hết sách vở thánh hiền, giết chết các học giả, khởi xướng phong trào “đốt sách, chon Nho”.
Tần Thủy Hoàng tiếp tục thực hiện chính sách bành trướng lãnh thổ, về phía Bắc thì xâm chiếm Hung Nô, phía Nam thì đánh chiếm vùng đất của người Việt Cổ. Khi xâm chiếm Việt cổ vũ khí của nhà Tần đã hết sức tinh nhuệ thợ rèn của nhà Tần có thể tạo ra những thanh kiếm vật dụng bằng sắt mang tính sát thương cao. Nhiều loại vũ khí chiến tranh liên tục được phát minh, nâng cấp tiêu biểu như thang mây dùng để phá thành, các loại cung nỏ, binh khí phát huy uy lực cực lớn trên chiến trường. Trong khi đó, vũ khí của người Việt còn thô sơ, lạc hậu, đồ dùng chủ yếu vẫn bằng đồng. Tương quan lực lượng giữa hai đội quân chênh lệch nhau nhưng quân Việt giành được chiến thắng bởi chiến thuật quân sự đúng đắn, áp dụng chiến tranh du kích lấy ít địch nhiều trường kì kháng chiến, cuối cùng đã giành chiến thắng trước quân đội hùng mạnh.
Trong lịch sử Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng đã để lại nhiều công trình thế kỉ, điển hình là vua Tần cho đúc mười hai tượng khổng lồ chưa từng có với ý nghĩa pho tượng canh phòng một giờ, mười hai pho tượng canh phòng mười hai giờ. Bên cạnh đó Tần Thủy Hoàng còn chủ trương thu binh khí về một mối với chiếu thư: “Thu hồi tất cả binh khí trong thiên hạ để đúc chuông và nhạc cụ”. Sau nhiều lần lục soát tất cả binh khí trong dân gian, toàn bộ vũ khí được chất lên xe và thuyền rồi đưa về Hàm Dương. Công trình vạn lý trường thành được cho là công trình vĩ đại của Trung Hoa, qua cuộc chiến tranh với Hung Nô, Tần Thủy Hòang nhận rõ rằng nếu muốn loại trừ căn bản Hung Nô mà cứ sử dụng vũ lực thì cái giá phải trả là quá đắt, vì vậy ông chủ trương xây dựng một chiến lũy kiên cố mới có thể bảo vệ an toàn bờ cõi. Ông bèn triệu tập các văn võ đại thần để bàn bạc, sau đó Tần Thủy Hoàng quyết định xây dựng bức tường thành dài một vạn dặm để tự vệ. Bức tường thành xây xong lấy đi biết bao sinh mạng của người dân và không một ai hi vọng sẽ có bức tường thành thứ hai.
Tần Thủy Hoàng có không ít kẻ thù, nhiều người đã cố tiêu diệt Tần Thủy Hoàng nhưng thất bại, điển hình Trương Lương người nước Hàn đã thực hiện vụ ám sát vua Tần nhưng thất bại. vì vậy Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh: “Lục soát trong cả nước, phải bắt được những kẻ loạn tặc cho ta”. Đáng tiếc Trương Lương đã sớm thay tên đổi họ và lẩn trốn, sống ẩn dật nên nuốt nghẹn mối hận. Về sau, Trương Lương ra sức phò trợ cho Lưu Bang (Hán Cao Tổ) thành công tiêu diệt nhà Tần lập ra nhà Hán.
Một trong những nỗi ám ảnh của Tần Thủy Hòang là sự bất tử, trong sâu thẳm Tần Thủy Hoàng ông vẫn muốn tìm liều thuốc về trường sinh bất lão. Ông tin rằng thủy ngân là thành phần quan trọng để chế ra thần dược giúp con người bất tử. Ngay lập tức ông tạo ra một đội ngũ “chuyên gia” bào chế thuốc trường sinh từ thủy ngân. Kết quả đã tiêu tốn rất nhiều tiền bạc và tâm sức. Tần Thủy Hoàng sử dụng thủy ngân trong nhiều năm liền, điều đó đã khiến sức khỏe của ông suy yếu, nội tạng hư hoại nghiêm trọng.
Chết là hết, nhưng Tần Thủy Hoàng không chấp nhận điều đó, ông đã dày công chuẩn bị cái chết cho mình. Tần Thủy Hoàng không những muốn khi sống phải được hưởng thụ xa hoa mà còn muốn sau khi chết tiếp tục được phú quý để tôn vinh mình. Ông cho xây một tòa lăng mộ ở Lệ Sơn, xung quanh là mỏ vàng mỏ bạc, ông còn cho người xẻ núi phá đá để xây dựng lăng tẩm cho mình chu vi tới ba mươi dặm. Mộ cao hơn mặt đất trên năm mươi trượng, chu vi năm dặm. Trên vách vẽ cảnh thiên văn tinh tú,còn bên trong chỗ nào cũng có những công trình kiến trúc cung đình đạo quán đặt các ghế ngồi cho hàng trăm quan và đại thần. Ngoài ra hầm mộ được canh giữ bằng 7000 binh sĩ bằng đất nung, kích thước y hệt người thật chi tiết đến từng cọng tóc, móng tay. Lăng mộ được xem là vĩ đại bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Cuộc đời cuả Tần Thủy Hoàng nhiều tiếng tăm và chiến công lừng lẫy nhưng cũng không ít những tai tiếng, không phủ nhận sự tàn bạo của Tần Thủy Hoàng khiến đất nước Trung Hoa phát triển nhưng cũng để lại nhiều nỗi oán hận cho lòng dân.
Từ nhân vật Tần Thủy Hoàng mỗi người đọc có thế đúc kết những bài học sau: Con người không ai được chọn cha mẹ ngay từ khi sinh ra, Tần Thủy Hoàng cũng vậy nếu gia đình không chia cắt, nếu được cha mẹ dạy dỗ kĩ càng thì phải chăng cuộc đời ông sẽ khác, ông sẽ không bị những hạt mầm của sự sân hận lan tỏa để ủ thành nỗi hận thù, trong mình để từ đó trở thành vị bạo chúa của Trung Hoa. Lã Bất Vi và Triệu Cơ nếu yêu thương nhau thật lòng, cùng nhau vun vén gia đình thì sẽ không thể gieo vào đầu Doanh Chính những mưu mô và thủ đoạn tàn ác. Nếu trong gia đình, cha mẹ trước sau đều biết sống chung thủy yêu thương nhau thì sẽ tạo dựng cho con cái một môi trường sống hạnh phúc, về sau khi trưởng thành con cái cũng sẽ biết yêu thương chính mình hiếu kính cha mẹ và sống chan hòa với mọi người. Tham vọng của Tần Thủy Hoàng là thu giang sơn về một mối, nhưng Tần Thủy Hoàng lại thực hiện điều đó bằng cách gây chiến với các nước nhỏ hơn, đúng là nhờ có những cuộc chiến này mà các nước mới chấm dứt được giao tranh và được thống nhất. Tuy nhiên đây chỉ là chiến thắng bên ngoài, nên có thống nhất đất nước rồi sẽ có ngày tan rã bằng cuộc chiến tranh khác bởi chiến thắng được tham vọng bá chủ, chiến thắng được những hận thù mới là chiến thắng thật sự. Lòng tham của con người là không đáy, vì thế ta phải biết kiểm soát những ý nghĩ tham lam khi vừa nảy sinh. Việc “đứng núi này trông núi nọ” chỉ khiến bản thân lâm vào bế tắc và mãi mãi bị cuốn theo những danh vọng phù phiếm bên ngoài. Vì thế hãy biết ơn và trân trọng những gì đang có và nỗ lực cho những thứ ấy.Càng có quyền lực người ta càng phải cẩn trọng hơn với những quyết định của mình, vì một quyết định nhỏ sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người, bởi vậy chỉ có những quyết định xuất phát từ lòng vị tha, chân thành thì mới là một vị lãnh đạo có tầm nhìn đúng đắn. Quy luật nhân quả luôn luôn chính xác và hiện tồn xung quanh chúng ta, bởi vậy khi làm bất cứ việc gì chúng ta phải có suy nghĩ trước sau và thật cẩn thận: Nếu ai đó thường xuyên làm việc xấu ác thì cho dù đạt được danh vọng, địa vị cao sang thì trong thâm tâm họ luôn sống trong lo âu và sợ hãi và đầy bế tắc. Quy luật nhân quả luôn tồn tại trong tòa án lương tâm của mỗi người. Tần Thủy Hoàng là ông vua thông minh tài năng, nhưng lại quá kiêu ngạo và quá tham lam. Tuy dũng mãnh, thiện chiến oanh liệt một thời nhưng cuộc đời Tần Thủy Hoàng lại sống trong nỗi lo sợ này đến nỗi lo sợ khác. Việc chuẩn bị cho cái chết cũng chỉ làm cho ông yên tâm phần nào khi sống. Nhưng sự thật là khi nhắm mắt xuôi tay thì cũng chẳng ai mang theo bất cứ thứ gì cả lúc đó chỉ biết nương tựa vào luật nhân quả mà đến nơi cần đến.
5. Cảm nhận và đánh giá bộ sách Gieo hạt cùng vĩ nhân
Tập truyện ngắn về cuộc đời Tần Thủy Hoàng là bài học lớn về nhân quả cho những ai đang loay hoay tìm kiếm quy luật cuộc đời, hi vọng với tập truyện này, bạn đọc sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm cho chính mình để có thế sống tốt hơn trong cuộc đời.
Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha |
Tóm tắt & Review bộ sách Gieo hạt cùng vĩ nhân – Tần Thủy Hoàng – Vị vua tàn bạo trong lịch sử Trung Quốc by Hoàng Bạch Diệp