Tóm tắt & Review sách Thuật ủy quyền và giám sát – Brian Tracy

0
269

Thuật ủy quyền và giám sát là một tác phẩm rất hữu ích của Brian Tracy về 21 bí quyết nâng cao hiệu suất và năng suất của đội ngũ thông qua việc xác định công việc, đo lường và tiêu chuẩn, mục tiêu phù hợp.

1. Giới thiệu tác giả

Brian Tracy là diễn giả, nhà đào tạo, chuyên gia tư vấn nổi tiếng. Ông là chủ tịch tổ chức Brian Tracy International, một công ty đào tạo và tư vấn, có trụ sở ở Solana Beach, California. Brian đã tự mình vươn lên trên con đường đi tới thành công. Năm 1981, trong các cuộc nói chuyện và thuyết giảng trên khắp nước Mỹ, ông bắt đầu chia sẻ các nguyên tắc mà ông đã đúc rút từ công việc bán hàng và kinh doanh. Hiện tại, các cuốn sách và chương trình huấn luyện dạng audio, video của ông – với số lượng lên đến 500 tác phẩm – đã được dịch ra 38 thứ tiếng và được sử dụng ở 55 quốc gia.

2. Giới thiệu sách và đối tượng độc giả

Cuốn cẩm nang vô cùng hữu ích mà bạn đang cầm trên tay, Thuật ủy quyền và giám sát, sẽ tiết lộ 21 bí quyết giúp bạn nâng cao hiệu suất và năng suất của mình và của đội ngũ nhân viên dưới quyền bạn thông qua việc:

  • Xác định công việc, giao nhiệm vụ, thiết lập đo lường và các tiêu chuẩn để thực hiện mục tiêu.
  • Lựa chọn các kỹ năng phù hợp với yêu cầu công việc.
  • Sử dụng quản lý bằng mục tiêu để giao nhiệm vụ dài hạn cho các thành viên đáng tin cậy trong đội.
  • Biến ủy quyền thành một công cụ giảng dạy và tray dồi sự tự tin ở các nhân viên của bạn.
  • Cung cấp thông tin phản hồi hữu ích và khơi gợi sự tham gia tích cực ở mọi nhân viên.
  • Tránh ủy quyền ngược.
  • Giải phóng thời gian cho các nhiệm vụ khó khăn hơn mà chỉ bạn mới có thể giải quyết.

3. Tóm tắt nội dung sách Thuật ủy quyền và giám sát

Chương 01. Phát triển nguồn lực có giá trị nhất của bạn

Trong kinh doanh, nguồn lực có giá trị nhất chính là những nhân viên bạn quản lý để hoàn thành công việc. Họ đáng giá hơn nhiều so với máy móc hoặc không gian làm việc xung quanh.

Là một nhà quản lý, bạn có trách nhiệm hướng dẫn và phát triển nhân viên của mình để gia tăng các giá trị cho công ty. Máy tính và các thiết bị khác luôn bị khấu hao và thậm chí trở nên lỗi thời nhưng nhân viên thì có thể được bồi dưỡng để tăng giá trị, điều này phụ thuộc vào cách họ được quản lý và sử dụng.

Ủy quyền là một công cụ tuyệt vời để thử thách nhân viên của bạn và trao cho họ cơ hội để phát triển, đạt được nhiều kết quả và tạo năng suất lớn hơn. Quan trọng nhất, cách ủy quyền cho phép bạn khám phá năng lực tiềm ẩn của bản thân. Một phát hiện tuyệt vời là khả năng quản lý tiềm ẩn của bạn gần như vô hạn, cho phép bạn có thể khám phá tài năng và năng lực của người khác bằng cách giao việc và quản lý họ một cách hiệu quả.

Chương 02. Thách thức những định kiến đang cản trở bạn ủy quyền hiệu quả

Một vài định kiến cho rằng quản lý nên tránh việc ủy quyền. Những quan điểm này có thể đúng hoặc sai nhưng chính nó lại gây cản trở cho người quản lý. Bất cứ khi nào thấy một hành vi ủy quyền hời hợt, bạn chắc chắn sẽ thấy một vài định kiến tại nơi làm việc.

  1. Định kiến số 1: Không có đủ thời gian để ủy quyề
  2. Định kiến số 2: Nhân viên không đủ năng lực
  3. Định kiến số 3: Nếu muốn làm tốt việc gì, hãy tự mình làm lấy
  4. Định kiến số 4: Mọi người sẽ nghĩ rằng bạn không đứng đầu trong mọi việc nếu bạn ủy quyền cho người khác
  5. Định kiến số 5: Bạn giỏi việc gì, hãy tự làm việc ấy

Chương 03. Bắt đầu ủy quyền

Để tiến hành ủy quyền, cũng như bắt đầu mọi hình thức quản lý thành công khác, bạn cần dành thời gian suy nghĩ về nhiệm vụ trước khi thực hiện. Nghĩ xem chính xác bạn cần làm gì, người khác cần làm gì khi được giao việc. Hiệu quả hơn, hãy viết ra mục tiêu công việc, đặc biệt với một công việc phức tạp và sau đó lập bảng liệt kê thời gian hoàn thành cho mỗi đầu việc cùng với những yêu cầu về chất lượng. Nhiều sai lầm trong quản lý thường xuất phát từ những hành động thiếu suy nghĩ. Trong khi đó, thành công thường là kết quả của việc suy nghĩ kỹ trước khi làm việc. Dưới đây là một vài điều cần chú ý hơn trong quá trình ủy quyền:

  • Lập kế hoạch để tiết kiệm thời gian
  • Đặt đúng câu hỏi
  • Trở thành cố vấn quản lý của bản thân
  • Có nên tự làm mọi việc?
  • Nếu nó hợp lý, hãy tự thực hiện!
  • Tìm đúng người
  • Thuê ngoài
  • Bắt đầu bằng việc lên kế hoạch

Chương 04. Mô hình quản lý nhà máy

Khả năng tư duy rõ ràng chính là lợi thế có giá trị nhất để thành công. Càng có nhiều công cụ trí tuệ để thúc đẩy tư duy, bạn càng có thể đưa ra quyết định chính xác và đạt được kết quả tốt hơn. Quản lý theo mô hình nhà máy là một công cụ trí tuệ mà bạn có thể sử dụng để ủy quyền hiệu quả hơn. Bạn tạo ra mô hình này bằng cách quan sát từng người và từng nhóm công việc được thực hiện bởi từng cá nhân là một nhà máy.

Một nhà máy có đầu vào cần thiết (như nguyên liệu thô, nguồn lực, thời gian, tiền bạc, trang thiết bị). Trong nhà máy, các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm hay còn gọi là thành quả. Năng suất của nhà máy được quyết định dựa trên cơ sở chất lượng và số lượng của sản phẩm đầu ra, chứ không phải bởi bản thân hoạt động sản xuất này.

  • Xác định kết quả kỳ vọng
  • Coi mỗi cá nhân là một nhà máy
  • Phát triển đòn bẩy quản lý
  • Giải quyết để tăng lên chứ không giảm đi
  • Giao nhiệm vụ một cách rõ ràng
  • Rõ ràng là điều cần thiết
  • Yếu tố lớn nhất gây mất cảm hứng làm việc

Chương 05. Xác định mục tiêu chính cần đạt được

Mục tiêu chính của bạn là những việc bạn cần phải làm để hoàn thành trách nhiệm và đạt chỉ tiêu công việc. Thường có từ 5 đến 7 mục tiêu chính cần hoàn thành cho mỗi nhiệm vụ. Việc bạn cần làm là xác định đâu là mục tiêu chính cho nhiệm vụ của bạn và sau đó phát triển một kế hoạch để hoàn thành và tiếp tục với các mục tiêu tiếp theo

  • Mục tiêu chính cần rõ ràng
  • Thiết lập ưu tiên rõ ràng
  • Tìm một nhân viên phù hợp
  • Kết quả chính của mỗi thành viên trong đội
  • Giúp nhân viên đạt được kết quả quan trọng

Chương 06. Xây dựng các tiêu chuẩn về hiệu suất làm việc xuất sắc

Nếu muốn nhân viên của bạn làm việc với hiệu suất cao nhất, thì bạn phải thiết lập các tiêu chuẩn về hiệu suất làm việc tối ưu. Nhân viên phải biết chính xác lý do họ được trả lương, họ được yêu cầu hoàn thành những việc gì và làm thế nào để làm việc đạt kết quả cao. Người quản lý cần xác định và thiết lập tiêu chuẩn cho mỗi nhiệm vụ, xây dựng mục tiêu mà mỗi nhân viên cần hướng tới trong phạm vi trách nhiệm của họ. Các quản lý giỏi sẽ đặt ra tiêu chuẩn làm việc xuất sắc cho công việc của họ, cho nhóm của họ, cho tất cả nhiệm vụ mà họ ủy quyền cho người khác và giám sát thực hiện.

  • Quản lý dựa trên đánh giá
  • Gửi số liệu
  • So sánh hiệu suất thường xuyên
  • So sánh trong phạm vi quốc gia cũng là phương pháp tốt
  • Phấn đấu để trở thành người xuất sắc
  • Giúp nhân viên có cảm giác chiến thắng

Chương 07. Quản lý theo mục tiêu

Quản lý theo mục tiêu là phương pháp ủy quyền hiệu quả mà bạn có thể sử dụng với nhân viên đủ năng lực để lập kế hoạch công việc trong một thời gian dài. Bạn sử dụng phương pháp này bằng cách trao đổi với nhân viên của mình và phát triển các mục tiêu thực tế, có thể đo lường được trong một khoảng thời gian ba tháng, sáu tháng, thậm chí là một năm.

Để bắt đầu quản lý theo mục tiêu, bạn cần chọn người phù hợp để chịu trách nhiệm cho một dự án cụ thể. Sau đó bạn ngồi với người đó và thống nhất về mục tiêu và mục đích trong một thời gian cụ thể mà nhiệm vụ cần được hoàn thành theo kế hoạch sắp tới. Đây là một quá trình chủ động giữa người quản lý và cấp dưới, đòi hỏi sự trao đổi cụ thể và đưa ra ý kiến từ cả hai phía.

  • Thảo luận xây dựng cam kết
  • Thống nhất các bước để làm theo
  • Đánh giá và so sánh thường xuyên
  • Bạn có thể vắng mặt?
  • Thực hành lãnh đạo theo tình huống
  • Quản lý theo mục tiêu đòi hỏi sự tham gia

Chương 08. 3 phẩm chất của những nhà quản lý tốt nhất

Hãy rèn luyện phẩm chất này khi bạn quan tâm thực sự tới cuộc sống, công việc và tính cách của nhân viên của bạn. Bạn hỏi họ về gia đình và các mối quan hệ cá nhân bên ngoài công việc. Bạn nhạy cảm với cảm xúc của họ trong một ngày nào đó và bạn sẵn sàng tạm dừng trao đổi về công việc để hiểu thêm về những gì đang xảy ra trong cuộc sống cá nhân của nhân viên. Bạn biết bao nhiêu về cuộc sống của nhân viên bên ngoài phạm vi công ty? Bạn có biết họ đã lập gia đình chưa, với ai và có mấy con không? Họ muốn làm gì vào cuối tuần, mối quan tâm lớn nhất của họ tại thời điểm này là gì?

  • Bạn có biết đây là ai?
  • Ưu tiên trẻ em
  • Sự minh bạch
  • Trao cho họ quyền tự quyết
  • Ra quyết định để cải thiện cả 3 phẩm chất

Chương 09. 7 kỹ năng quan trọng để ủy quyền hiệu quả

Mục đích của cuốn sách này là cung cấp cho bạn những kỹ năng để bạn xuất sắc hơn khi giao việc cho người khác. Có hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng ngàn cuốn sách, bài báo và các khóa học viết về chủ đề này. Rất nhiều ý tưởng được đưa ra, tuy nhiên có thể đúc kết lại thành 7 kỹ năng quan trọng.

  • Chọn người phù hợp với nhiệm vụ
  • Ủy quyền từng bước
  • Ủy quyền toàn bộ công việc
  • Yêu cầu hoàn thành kết quả nhất định
  • Khuyến khích tham gia và thảo luận
  • Giao quyền và trách nhiệm
  • Để nhân viên tự làm việc

Chương 10. Quản lý bằng cách loại trừ

Để sử dụng tối đa tiềm năng của mình, bạn phải sử dụng mọi kỹ thuật có thể để làm nhiều việc hơn trong khoảng thời gian ít hơn. Một trong những kỹ thuật tốt nhất được gọi là “quản lý bằng cách loại trừ”. Trong quá trình quản lý thông thường, việc của bạn là hoàn thành công việc thông qua người khác. Bạn hãy nghĩ về các nhiệm vụ, giao việc cho đúng người và sau đó giám sát, theo dõi để đảm bảo nhiệm vụ được thực hiện đúng thời hạn.

  • Giảm thời gian quản lý
  • Thiết lập mục tiêu tài chính
  • Lên kế hoạch và các nhiệm vụ
  • Quản lý bằng cách loại trừ trong phần lớn thời gian

Chương 11. Coi bản thân là một người thầy

Một trong những trách nhiệm quan trọng của người quản lý là hướng dẫn nhân viên cách làm việc và sử dụng phương thức ủy quyền như một công cụ giảng dạy. Khi lần đầu được thăng chức lên vị trí quản lý, sau bao nỗ lực hoàn thành tốt công việc ở vị trí nhân viên, tôi thấy mình luôn phải giải quyết các câu hỏi về cách thức làm một công việc cụ thể của nhân viên.

  • Hiểu nhầm của tôi về việc quản lý
  • Nhiệm vụ hướng dẫn là của bạn
  • Không giả định về sự hiểu biết
  • Hãy rành mạch và cụ thể
  • Khuyến khích hỏi, đưa ra phản hồi

Chương 12. Xây dựng sự tự tin cho nhân viên của bạn

Yếu tố quan trọng nhất làm nên sự hài lòng và hiệu quả công việc cao là sự tự tin. Chúng ta thường có xu hướng cảm thấy một chút không chắc chắn về bản thân khi bắt đầu một nhiệm vụ hoặc công việc mới. Việc nhà quản lý cần làm là để giảm thiểu tối đa nỗi sợ hãi và khuyến khích hết mức động cơ làm việc của họ. Cách hiệu quả nhất để xây dựng sự tự tin cho nhân viên có thể là tiếp tục thể hiện sự kỳ vọng tích cực của bạn với họ. Kỳ vọng tích cực là yếu tố quan trọng tạo nên sự tự tin và là động lực có khả năng đoán trước được sớm nhất tạo nên hiệu suất làm việc của con người.

  • Mong đợi điều tốt nhất
  • Cấp trên cũng có ảnh hưởng như cha mẹ
  • Đặt tiêu chuẩn cao cho nhân viên
  • Phát triển nhân viên của bạn

Chương 13. Ủy quyền ra quyết định

Cách duy nhất để phát triển sự khôn ngoan, khả năng phán đoán và tầm nhìn xa cho nhân viên của bạn là giao cho họ quyền ra quyết định và giải quyết vấn đề. Đây cũng là một trong những điều khó khăn nhất mà một người quản lý phải làm. Các quản lý thường coi trách nhiệm chính của họ là giải quyết các vấn đề và ra quyết định. Nhưng khi giao những việc này cho người khác, cho dù họ có thể phạm nhiều lỗi lầm, nhưng đó vẫn là việc cần phải làm nếu bạn muốn nhân viên của mình tự tin và tự chủ.

  • Khiến họ có trách nhiệm
  • Mọi vấn đề đều có thể biến thành cơ hội
  • Tiếp tục trở nên có năng lực hơn
  • Quy trình giải quyết vấn đề

Chương 14. Kiểm tra điều bạn mong đợi

Nếu một nhiệm vụ đủ quan trọng để ủy quyền, thì cũng đủ quan trọng để kiểm tra. Kiểm tra thường xuyên là cách bạn nắm được tiến độ các công việc được giao. Điều này không phải lúc nào bạn cũng phải giám sát nhân viên mọi lúc, mọi nơi, mà bạn phải xây dựng một lịch trình kiểm tra đều đặn để người được giao việc báo cáo tiến độ.

Khi kiểm soát công việc đã giao, bạn có thể giúp nhân viên hiểu rằng đây là một công việc quan trọng. Điều này còn có thể được hiểu theo cách là nhân viên của bạn là người quan trọng. Nhân viên thực hiện một công việc quan trọng và do đó, họ là một phần quan trọng của đội.

Khi các thành viên trong đội hiểu được rằng nhiệm vụ họ đang làm đủ quan trọng để được kiểm tra đều đặn, họ sẽ cảm thấy mình là một thành viên quan trọng và có giá trị hơn. Vì bạn quan tâm đến công việc, tiến độ hoàn thành và không can thiệp vào nội dung công việc, nhân viên của bạn sẽ cố gắng làm việc tốt hơn, thậm chí còn hoàn thành sớm hơn so với thời gian bạn giao nhiệm vụ.

Bạn là người chịu trách nhiệm

Thường xuyên để ý thông tin xung quanh

Chương 15. Xây dựng đội ngũ của bạn bằng cách đánh giá thường xuyên

Phản hồi thường xuyên là một động lực quan trọng trong công việc. Nếu các nhân viên không nhận được thông tin phản hồi thường xuyên về những hoạt động và sự đánh giá tiến bộ của họ, họ sẽ sớm trở nên nản lòng và thậm chí có thể mất hứng thú trong công việc. Do đó, họ có thể đi đến kết luận rằng công việc họ đang hoặc đã được giao không thực sự quan trọng. Thông tin phản hồi thường xuyên là một hình thức quan trọng trong giao tiếp giữa bạn và nhân viên.

  • Phản hồi một cách trung lập
  • Hãy trở thành trọng tài
  • Hãy so sánh một cách tích cực
  • Trao thưởng ngay
  • Chấp thuận những lỗi lầm ngay thật
  • Khuyến khích họ cố gắng hết sức

Chương 16. Liên tục truyền cảm hứng cho đội của bạn

Dưới đây là 5 điều cực kỳ cần thiết để bạn có thể cảm thấy mình là người chiến thắng.

  1. Xây dựng lòng tự trọng cho nhân viên của bạn bằng cách tạo ra mục tiêu rõ ràng để họ hướng đến. Bạn không thể đạt được mục tiêu khi không nhìn thấy nó.
  2. Thiết lập các tiêu chí đo lường và có thể đạt được để nhân viên của bạn biết họ có thể làm tốt ra sao trong quá trình vươn tới mục tiêu.
  3. Phân công công việc để nhân viên của bạn có khả năng thực sự đạt được mục tiêu mà họ thiết lập và cảm thấy thành công. Việc của bạn là chắc chắn rằng họ có thể chiến thắng một cách thường xuyên.
  4. Thể hiện những kỳ vọng tích cực của bạn đối với từng nhân viên, cho dù thực sự bạn cảm thấy như thế nào đi nữa. Hãy nói những điều như, “Tôi biết anh sẽ làm tốt công việc này”, hoặc “Tôi hoàn toàn tin tưởng vào anh.”
  5. Khen ngợi công khai và công nhận họ đã làm việc rất tốt. Nếu công sức của nhân viên không được ai, đặc biệt là sếp của họ công nhận, thì họ sẽ không có cảm giác của người chiến thắng khi hoàn thành các nhiệm vụ hay đạt được mục tiêu nào đó. Vì thế, hãy tận dụng mọi cơ hội để công khai khen ngợi nhân viên của bạn trước toàn công ty.

Chương 17. Thực hành lãnh đạo theo tình huống

Những tình huống công việc khác nhau − từ công việc với áp lực cao cho tới áp lực thấp, ví dụ như làm việc với các chuyên gia cho tới làm việc với những người thiếu kỹ năng đều đòi hỏi phong cách lãnh đạo khác nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm
  • Trưởng thành qua nhiệm vụ ở mức trung bình
  • Quay lại điểm xuất phát
  • Đánh giá nhân viên của bạn

Chương 18. Nhận dạng 4 loại tính cách

“Tất cả mọi người đều khác nhau”. Trong khi các quản lý đều có một tính cách cá nhân riêng thì họ lại cư xử với các nhân viên như thể nhân viên là các bản sao của họ. Tuy nhiên, quản lý hiệu quả đòi hỏi phải có “sự linh hoạt trong tính cách”. Bạn phải thay đổi tính cách và cách tiếp cận của bạn tùy theo người bạn đang làm việc cùng.

  • Mỗi người một tính
  • Tính cách chỉ huy
  • Tính cách quảng giao
  • Tính cách phân tích
  • Mỗi người một khác

Chương 19. 3 phong cách lãnh đạo

Có 3 phong cách lãnh đạo đã được phân tích để tìm ra phong cách hiệu quả nhất cho một nhà lãnh đạo trong môi trường năng động, nơi mỗi cá nhân được chờ đợi làm việc với hiệu suất cao nhấ

  • Phong cách chuyên chế
  • Phong cách dân chủ
  • Phong cách quản lý tự do

Chương 20. Tránh ủy quyền ngược

Nếu không cẩn thận, bạn sẽ trở thành người phải chịu hậu quả của một trong những bệnh phổ biến nhất trong công sở là “ủy quyền ngược”. Có 4 hoặc 5 cách khá thông minh trong việc ủy quyền ngược. Đầu tiên là hỏi thông tin. Nhân viên của bạn sẽ hỏi “Tôi không biết phải làm sao hay tìm thông tin ở đâu. Cấp trên có thể giúp tôi được không?”

  • Trả lại
  • Bắt họ động não
  • Tránh việc chọn bên
  • Ngồi lại với nhau
  • Làm cho họ có trách nhiệm

Chương 21. 5 chìa khóa để quản lý hiệu quả

Trong phần cuối của cuốn sách này, tôi muốn chia sẻ với các bạn 5 điều cơ bản để ủy quyền và giám sát hiệu quả. Bạn có thể sử dụng trong suốt sự nghiệp quản lý của mình.

Trước tiên, chịu trách nhiệm hoàn toàn với bản thân và nhân viên của bạn, cho mọi việc họ làm hoặc không làm. Chịu hoàn toàn trách nhiệm khi ủy quyền đúng việc, giám sát và đảm bảo nhân viên của bạn hoàn thành công việc đúng tiến độ.

Thứ hai, để ý nhân viên của bạn như những thành viên trong gia đình, thậm chí là giống như con của bạn. Bạn sẽ thấy rằng, giống như con trẻ, họ luôn cần sự đánh giá phản hồi, hướng dẫn đúng đắn, sự dạy bảo, giúp đỡ và các tiêu chí làm việc rõ ràng. Hãy thử hình dung khi bạn nhìn nhân viên của mình qua con mắt của một người cha, người mẹ quan tâm tới con cái.

Thứ ba, trở thành bạn. Sự đáng tin cậy và được yêu quý là cơ sở để quản lý và trao quyền hiệu quả. Bạn càng ủy quyền tốt hơn, giúp nhân viên trưởng thành hơn bao nhiêu, thì họ sẽ trở nên yêu quý bản thân họ và cả bạn bấy nhiêu. Kết quả cho thấy, họ sẽ càng có trách nhiệm và cống hiến nhiều hơn khi hoàn thành xuất sắc công việc mà bạn giao.

Thứ tư, làm theo những nguyên tắc vàng trong mọi việc bạn làm. Đối xử với nhân viên như cách mà bạn muốn cấp trên đối xử với bạn. Ủy quyền theo cách mà bạn muốn được ủy quyền. Đưa ý kiến phản hồi theo cách bạn muốn được nhận phản hồi. Hãy nhớ lại bạn đã từng cảm thấy thất vọng ra sao trong quá khứ, khi bạn không biết họ mong đợi gì ở bạn hay bạn không được công nhận khi hoàn thành tốt công việc. Hãy chắc bạn sẽ không để nhân viên rơi vào tình huống tương tự.

Thứ năm, nhớ rằng nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất mà công ty bạn có. Nhân viên của bạn chính là cốt lõi của công ty. Bạn đang được giao cho tài sản quý giá nhất mà công ty có để đạt được kết quả.

4. Cảm nhận và đánh giá sách Thuật ủy quyền và giám sát

Ủy quyền là một trong những kỹ năng cần thiết để quản lý hiệu quả. Nếu bạn không có năng lực ủy quyền tốt thì bạn sẽ không thể phát huy hết khả năng của bản thân trong vai trò quản lý.

Năng lực của một người quản lý là làm việc thông qua người khác. Ủy quyền, giám sát hiệu quả và nhiều thứ khác, sẽ quyết định thành công của bạn với vai trò quản lý. Hãy đối xử với nhân viên của bạn bằng sự quan tâm, kiên nhẫn và lịch thiệp. Bạn có sức mạnh làm cho nhân viên vui mừng hoặc buồn chán, cảm thấy hài lòng hoặc bất mãn, có thể trở nên năng suất hơn hoặc giảm hiệu quả công việc đi.

Hãy xây dựng những tiêu chuẩn, ủy quyền rõ ràng, kiểm tra kết quả và giám sát những việc bạn đã ủy quyền cho nhân viên hoàn thành. Hãy tự hứa với bản thân sẽ xây dựng và phát triển những người chiến thắng trong tương lai. Coi nhân viên của bạn như những người có tiềm năng đặc biệt mà bạn có thể giúp họ nhận ra. Phần lớn thành công của bạn sẽ được quyết định bởi khả năng ủy quyền hiệu quả cho nhân viên và giám sát họ một cách thân thiện khi bạn đã giao nhiệm vụ cho họ.

Khi bạn thực hành những gì học được trong cuốn sách này và đối xử nhân viên bằng cách quan tâm, kiên nhẫn và tử tế, bạn sẽ sớm trở thành một nhà quản lý xuất sắc.

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

thuật ủy quyền và giám sát

Tóm tắt & Review sách Thuật ủy quyền và giám sát by Lê Minh Hạnh

Cungdocsach.vn

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Cảm nghĩ của bạn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây