Những cuốn sách hay nhất về tình cảm gia đình

0
712

Những cuốn sách hay nhất về tình cảm gia đình

1. Mẹ, thơm một cái – Cửu Bả Đao

Mẹ, thơm một cái của tác giả Cửu Bả Đao

Cuốn sách là những ghi chép chân thật của tác giả về quá trình mẹ của mình chiến đấu với căn bệnh ung thư. Những tình cảm nhẹ nhàng, những tình huống đời thường trong mỗi gia đình và sự yêu thương bao bọc lẫn nhau khiến câu chuyện trở nên đầy cảm xúc và hy vọng.

Những câu chuyện đơn sơ, chân thật, những lời thủ thỉ tâm tình giữa ba người con trai trong nhà anh Đao với mẹ; những dòng tâm sự ngoài lề, những kỉ niệm ấm áp như nắng mai… đã làm trái tim tôi rung lên những nhịp đập đầy thương nhớ, kí ức về mẹ cứ ăm ắp như dòng suối mát lành. Mẹ dạy ta đọc chữ, học toán, rèn ta viết chữ, dắt ta đi giữa trời mưa bằng chiếc áo khoác dày của mẹ khoác lên người ta còn mẹ lạnh run vì ngấm nước; mẹ thức đêm chăm ốm, đôi mắt thâm quầng chẳng thể giấu giếm đi.

“Mẹ, thơm một cái” cứ như lời khuyên răn nhỏ nhẹ của tác giả qua những câu chuyện đơn giản để thôi thúc tất cả những người đọc sách biết yêu mẹ nhiều hơn, biết quý trọng thứ tình cảm thiêng liêng nhất của một đời người, biết giữ chữ tình – tình mẫu tử cho tròn với tấm lòng khoan dung đầy bao la của mẹ. Sách hay về gia đình

2. Tôi bị bố bắt cóc – Mitsuyo Kakuta

Tôi bị bố bắt cóc của tác giả Mitsuyo Kakuta

Tôi “Bị” Bố Bắt Cóc kể về một chuyến nghỉ hè. Haru là cô bé 11 tuổi sống cùng mẹ sau khi bố mẹ cô ly thân bốn năm trước. Vào một ngày hè, Haru thèm ăn kem và ra cửa hàng để mua thì bất ngờ gặp bố đã mở sẵn cửa xe cùng lời mời: “Xin mời tiểu thư”. Hai bố con bước vào vụ “bắt cóc” hay chính xác hơn là chuyến du lịch từ đó. Trong chuyến đi ấy, “tiểu thư” Haru đôi lần mệt mỏi đã tới đồn cảnh sát để vu rằng cô bị bắt cóc. Nhưng, bằng tình cảm, sự kiên nhẫn của mình, bố Takashi đã đưa cô bé quen sống trong tiện nghi của thành phố hiện đại vào những trải nghiệm nơi nông thôn, miền núi hay vùng biển. Qua chuyến đi nhiều hồi hộp, nhưng đầy ắp điều thú vị, Haru nhận được nhiều bài học nhân sinh giản dị mà thấm thía.

Trở về từ chuyến đi, Haru thấy bóng đấng sinh thành trở nên chói lòa trên sân ga. Chuyến “bắt cóc” với cô trở thành chuyến du lịch gia đình, một chuyến đi nối liền trái tim cô bé với người bố mà vì lý do nào cô không được sống cùng.

Theo lời nhà văn nổi tiếng Nhật Bản Shigematsu Kiyoshi nhận xét: uốn sách Tôi “Bị” Bố Bắt Cóc cũng cần thiết cho những người lớn đang chật vật với khó khăn của việc làm bố, làm mẹ. Nó thực sự đáng được các bậc phụ huynh thưởng thức, tham khảo như nhiều đầu sách hướng dẫn nuôi dạy con khác”.

Câu chuyện chỉ đơn giản là một chuyến đi chơi của hai bố con, chỉ có điều khác bình thường một chút là người bố đã “bắt cóc” cô con gái để đưa đi chơi. Từ góc nhìn của cô con gái, có thể thấy cô bé không hài lòng về bố mình,thậm chí có vẻ ghét bỏ; nhưng cô bé vẫn mở cửa và bước lên xe. Suốt cả chuyến hành trình, không biết bao lần cô bé tỏ vẻ khó chịu cáu gắt với bố, nhưng rồi dần cô lại cảm thấy thích thú với chuyến hành trình không định trước này. Tuy nhiên, đến lúc cô bé nghĩ mình sẵn sàng theo bố thì người bố lại quyết định phải quay về. Đến cả cuối câu chuyện, tác giả không cho biết rốt cuộc cuộc giao dịch của người bố và người mẹ là gì; cũng không đề cập rõ ràng chuyện của hai bố con ra sao, nhưng từ những thay đổi tâm lý chậm rãi của cô bé cũng đủ thấy, chuyến đi chơi đã khiến cô bé nảy sinh một thứ tình cảm dịu dàng hơn với người bố. Đó là sự lưu luyến. Sách hay về gia đình

3. Bố con cá gai – Cho Chang In

Bố con cá gai của tác giả Cho Chang In

Có những câu chuyện mãi được yêu thương, và nằm trong trái tim bạn đọc suốt năm này qua năm khác… Bố con cá gai là một câu chuyện như thế, trong trái tim độc giả Hàn Quốc, suốt nhiều năm nay. Ở đó có một em nhỏ đã chiến đấu với bệnh hiểm nghèo từ lúc lên ba, giờ em gần mười tuổi. Hãy khoan, đừng vội buồn! Vì em bé này sẽ chẳng làm bạn phải buồn nhiều. Em chịu tiêm rất giỏi, em không khóc, ngoài những lúc mệt quá ngủ thiếp đi, em còn bận đỏ bừng mặt nghĩ tới bạn Eun Mi kẹp-tóc-hoa, bận xếp hình tàu cướp biển, bận lật giở cuốn truyện Bảy viên ngọc rồng… Nhưng bố em thì khác, một ông bố làm em nhỏ của chúng ta phiền lòng quá nhiều, cũng làm những ai dõi theo “bố con cá gai” phải buồn không ít, có khi buồn quá hóa giận! Ông bố ấy đích thị là bố cá gai – một cá bố rất kỳ lạ – cả nguồn sống chỉ co cụm quẩn quanh cá gai con tí xíu. Như một ông bố ngốc!

Ra đời năm 2000, câu chuyện cảm động về ông bố cá gai và cậu bé con mà người bố ấy nâng niu trong Bố con cá gai có sức lay động mạnh mẽ, trở thành một trong những câu chuyện về tình cha được người Hàn Quốc yêu thích nhất.

Một cuốn sách lấy đi nước mắt, nhưng ở đó dù có bệnh tật bủa vây thì vẫn có những ý nghĩ trong sáng, tình thần vươn lên, tình cảm cha con vượt qua rất nhiều thứ khác. cảm động, ý nghĩa, dù kết quả buồn, đúng như tên gọi, người bố cá gai đã làm tất cả vì con, bằng cả mạng sống của mình…

4. Gia đình trộm cắp – Kore-eda Hirokazu

Gia đình trộm cắp của tác giả Kore-eda Hirokazu

Được chuyển thể từ bộ phim cùng tên của tác giả Kore-eda Hirokazu giành giải Cành cọ vàng tại LHP Cannes lần thứ 71, cuốn tiểu thuyết thuộc thể loại tâm lý xã hội đã làm xúc động hàng triệu trái tim trên toàn thế giới.

Vào một đêm mùa đông lạnh giá, Osamu và đứa con trai Shota vừa ăn cắp khỏi một tiệm tạp hóa gần nhà thì tình cờ gặp một bé gái bốn tuổi đang sắp chết cóng trên ban công. Hắn quyết định mang cô bé về nhà mình mà không suy nghĩ quá nhiều. Cuốn tiểu thuyết về một gia đình kì quái được tạo thành bởi những mảnh đời phiêu dạt nằm bên ngoài xã hội, không được ánh sáng chiếu tới.

Một người đàn ông ở tuổi trung niên chỉ biết dạy những đứa trẻ ăn cắp, sống vạ vật không đi làm. Một người phụ nữ bị ám ảnh bởi quá khứ bất hạnh yêu thương những đứa trẻ không thuộc về mình. Một cô gái bỏ nhà ra đi sống nương tựa vào một bà già chỉ sống bởi trợ cấp từ chồng cũ và tống tiền gia đình của chồng. Và hai đứa trẻ “bị bắt cóc”, không đi học, không được dạy dỗ tử tế, coi việc ăn cắp là tất nhiên. Họ không phải vợ chồng, cha mẹ con cái, nhưng họ lại là một gia đình, sống với nhau bởi những ràng buộc nằm ngoài mối ràng buộc ruột thịt.

5. Cha và con – Tony Parsons

Cha và con của tác giả Tony Parsons

Bằng ngòi bút sắc sảo, hóm hỉnh và những kinh nghiệm từ chính cuộc đời mình, Tony Parsons đã vẽ nên một bức tranh cười ra nước mắt nhưng thấm thía về cuộc đời một người cha chưa-trưởng-thành đơn thân. Cuộc sống chẳng bao giờ đơn giản –  ông còn dành cho độc giả những khoảng lặng để suy ngẫm, đồng cảm và thấu hiểu với một câu trả lời cuối cùng không đẹp lung linh cũng chẳng trọn vẹn.

Câu chuyện xúc động cả ở những tình tiết về mối quan hệ cha và con, về những khó khăn của nam chính khi buộc phải trưởng thành vì giờ đây anh chính là tấm gương cho con trai mình. Anh buộc phải làm một người cha đúng nghĩa, buộc phải trở thành cha của anh, bởi “bạn có thể học được mọi thứ từ bất cứ ai nhưng sẽ thật tuyệt vời khi được học nó từ chính cha mình“.

6. Có bố đây, đừng sợ – Keith Stuart

Có bố đây, đừng sợ của tác giả Keith Stuart

Sam là đứa trẻ được chẩn đoán là mắc bệnh tự kỷ với những biểu hiện như sợ giao tiếp, ghét tiếng ồn, và có xu hướng trở nên bạo lực khi gặp phải một tình huống khiến cậu hoang mang, sợ hãi. Chính những cơn cáu kỉnh, phá phách như cơm bữa của cậu đã khiến cho cuộc sống của cha mẹ cậu trở nên ngột ngạt, cuối cùng đẩy hai người đến quyết định ly thân.

Trong khoảng thời gian rời xa tổ ấm của mình, cha của Sam mới thấm thía nỗi nhớ vợ con và giá trị của gia đình. Anh nhận ra thay vì tránh né, anh nên đối mặt với căn bệnh của con trai và tìm cách giúp cậu hòa nhập với xã hội. Thế nhưng việc đó không dễ dàng. Anh sẽ phải bắt đầu từ đâu khi kiến thức của anh về căn bệnh tự kỷ vô cùng hạn hẹp?

Và liệu con trai anh có chịu hợp tác với những nỗ lực của anh khi cậu luôn sợ sệt mọi thứ, lúc nào cũng co rúm lại trong cái thế giới nhỏ của riêng mình?

Những cuốn sách hay nhất về tình cảm gia đình

Cungdocsach.vn

Click to rate this post!
[Total: 6 Average: 4.2]
Cảm nghĩ của bạn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây